7 dấu hiệu bị cận mà bạn có thể đã bỏ qua

Xuất bản: UTC +7

Cận thị đang là một trong những bệnh lý gây nên tình trạng suy giảm thị lực hiện nay. Để tránh xuất hiện biến chứng của cận thị nặng, người bệnh cần được phát hiện ở giai đoạn sớm. Cùng tìm hiểu các dấu hiệu bị cận có thể đã bị bạn bỏ qua ở bài viết sau nhé!

Dấu hiệu bị cận

Cận thị thường tiến triển từ từ trong một thời gian dài nên trong giai đoạn đầu thường không được phát hiện. Việc trang bị cho mình những kiến thức có thể giúp người bệnh nhận biết sớm những dấu hiệu bị cận. Cụ thể là:

Nhìn mờ các vật ở xa

Dấu hiệu nhìn mờ là dấu hiệu đặc trưng, phổ biến nhất khiến cho người bệnh phải tìm đến phòng khám. Người bệnh nhìn rõ những vật ở gần nhưng gặp khó khăn trong việc xác định những vật thể ở xa. Ví dụ người cận thị có thể không nhìn thấy biển chỉ dẫn, đèn giao thông hoặc các quảng cáo ở xa.

Nhìn mờ các vật ở xạ là dấu hiệu đặc trưng của cận thị

Nhìn mờ cũng là một dấu hiệu bị cận thị ở trẻ em mà các bậc phụ huynh nên chú ý. Trẻ thường xuyên phải cầm đồ gần mắt hay dí sát mắt vào sách hay các thiết bị điện tử mới có thể nhìn rõ. Đôi khi, trẻ có thể nhìn vào vở của bạn bên cạnh thay vì nhìn lên bảng.

⇒ Bạn có thể tham khảo thêm: Bị cận không đeo kính có sao không? Một số lưu ý khi đeo kính

Nheo một mắt để nhìn rõ

Người cận thị có thể phải nheo mắt để nhìn rõ hơn

Một trong những dấu hiệu của cận thị nhẹ thường xuất hiện là người bệnh thường xuyên phải nheo một mắt để nhìn rõ hơn. Khi nheo mắt, người bệnh sẽ tập trung ánh sáng vào mắt tốt hơn qua đó giúp nhìn rõ vật.

Nhức đầu kéo dài

Người cận thị có thể gặp tình trạng nhức đầu kéo dài

Việc mắt hoạt động quá mức trong thời gian dài có thể làm xuất hiện tình trạng nhức đầu. Vì vậy, nếu thường xuyên xuất hiện tình trạng này, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được tầm soát cận thị cũng như những nguyên nhân gây ra nhức đầu khác để được can thiệp kịp thời. Cha mẹ cũng nên quan tâm đến những sự than phiền của trẻ để tránh bỏ lỡ giai đoạn vàng trong việc khắc phục cận thị của trẻ.

Mỏi mắt

Mắt cận thị phải điều tiết liên tục nên dễ gặp phải tình trạng mỏi mắt

Mắt phải điều tiết liên tục khiến cho các cơ vùng mắt phải hoạt động nhiều cộng thêm việc không được nghỉ ngơi đúng cách sẽ khiến cho tình trạng này thường xuyên xuất hiện trong thời gian dài. Người bệnh sẽ chớp mắt nhiều hơn  bình thường dẫn tới tình trạng khó chịu, mệt mỏi kéo dài.

Dụi mắt thường xuyên

Người bị cận thị thường xuyên phải dụi mắt

Khi xuất hiện tình trạng mỏi mắt hay khó chịu ở mắt, người bệnh sẽ phải dụi mắt thường xuyên để tạo nên cảm giác thoải mái hơn. Mặc dù, có nhiều nguyên nhân khiến người bệnh dụi mắt chứ không phải chỉ riêng cận thị nhưng nếu trẻ thực hiện hành động này trong thời gian dài, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ Nhãn khoa để được đánh giá thị lực phù hợp.

Gặp khó khăn khi lái xe

Người cận thị có thể gặp khó khăn khi lái xe

Dấu hiệu của cận thị ở người lớn có thể xuất hiện khi lái xe. Người bệnh có thể không nhìn thấy những biển báo cách xa vài mét. Bên cạnh đó, khi lái xe vào ban đêm, người cận thị có thể thấy vật bị mờ nhòe gây cản trở rất lớn trong quá trình tham gia giao thông.

Nhạy cảm với ánh sáng

Những người cận thị có thể không thích ánh sáng chói

Những người bị cận thị đặc biệt là trẻ em có thể xuất hiện tình trạng nhạy cảm với ánh sáng. Trẻ có thể không thích những ánh sáng quá chói như ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng của đèn nên sẽ xuất hiện hành động nheo mắt hoặc lấy tay che để giảm bớt ánh sáng chiếu đến.

Nguyên nhân bị cận

Dùng nhiều thiết bị điện tử trong thời gian dài có thể là yếu tố dẫn tới cận thị

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân dẫn đến tình trạng cận thị. Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ cận thị được kể đến là:

– Di truyền: Trẻ có nguy cơ cận thị cao hơn gấp đôi nếu có cha hoặc mẹ mắc cận thị, tỷ lệ này tăng lên gấp 8 lần nếu cả cha và mẹ đều bị cận thị nặng.

– Môi trường: Môi trường sống và sinh hoạt không hợp lý cũng có thể dẫn tới cận thị, đặc biệt là những người làm việc trong môi trường thiếu ánh sáng, tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử.

⇒ Bạn có thể tham khảo bài viết: Nguyên nhân và một số điều bạn cần biết về cận thị

Làm sao để biết mắt cận bao nhiêu độ?

Để xác định cận thị, người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán

Các dấu hiệu của cận thị giả rất dễ bị chẩn đoán nhầm thành cận thị nhẹ. Vì vậy, việc xác định mình có bị cận thị hay không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Vậy “Làm sao để biết mắt có bị cận hay không?”.

Thông thường, để xác định chính xác bị cận, người bệnh phải đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được đo tật khúc xạ nhằm xác định chính xác độ cận. Lưu ý, trong những lần thăm khám đầu tiên nên đến các cơ sở chuyên khoa để được loại trừ tình trạng cận thị giả tránh tình trạng “đeo kính oan”.

Các dấu hiệu bị cận cần đến gặp bác sĩ

Khi tầm nhìn có đốm đen, người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở chuyên khoa

Bất kể khi nào xuất hiện những dấu hiệu kể trên, người bệnh cũng nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác độ cận. Tuy nhiên, nếu đột ngột xuất hiện những dấu hiệu sau, người bệnh nên nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất:

– Xuất hiện đốm đen trong tầm nhìn.

– Chớp sáng hai mắt.

– Mất thị lực đột ngột.

Cách khắc phục cận thị

Cách đơn giản để khắc phục cận thị là đeo kính thuốc để giúp lấy lại tầm nhìn. Phương pháp này vừa đơn giản lại không tác động gì đến mắt. Tuy nhiên, nếu người bệnh không muốn đeo kính nhưng vẫn muốn nhìn rõ ràng mọi thứ, bác sĩ có thể tiến hành thăm khám và tư vấn những phương pháp mổ cận phù hợp với từng trường hợp.

Ngoài ra, trong quá trình điều trị, mọi người cũng phải rèn luyện thói quen chăm sóc để đôi mắt khỏe mạnh mỗi ngày. Một vài biện pháp giúp bảo vệ mắt bạn có thể tham khảo là:

– Giới hạn thời gian sử dụng các thiết bị điện tử.

– Nghỉ ngơi sau khi làm việc tập trung,

– Đeo kính râm khi ra ngoài trời nắng gắt.

– Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, vitamin B, vitamin C và lutein tốt cho mắt.

– Học tập và làm việc đúng tư thế.

– Khám mắt thường xuyên, đặc biệt là với trẻ nhỏ.

– Rèn luyện thói quen vệ sinh và chăm sóc mắt hàng ngày với dung dịch chăm sóc mắt chuyên sâu.

Cận thị là một trong những bệnh được đánh giá là vấn đề của tất cả các quốc gia trên thế giới. Vì vậy việc nhận biết dấu hiệu bị cận là một trong những việc làm cần thiết để tránh dẫn đến tình trạng giảm thị lực hoặc mù lòa.

Nếu cần tìm hiểu thông tin về cận thị hoặc tư vấn chuyên sâu về sản phẩm chăm sóc mắt, mời độc giả liên hệ theo số hotline miễn cước 1800 9229 để được Dược sĩ chuyên môn hỗ trợ.

Tài liệu tham khảo

1. Myopia, Patient, truy cập ngày 08/05/2024

2. Myopia (Nearsightedness), Cleveland Clinic, truy cập ngày 08/05/2024

3. Nearsightedness, Mayo Clinic, truy cập ngày 08/05/2024

4. Short-sightedness (myopia), NHS, truy cập ngày 08/05/2024

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *