Những thông tin hữu ích về bệnh glocom góc mở

Xuất bản: UTC +7

Bệnh lý tăng nhãn áp hay glocom là một trong những nguyên nhân dẫn tới mù lòa nhiều nhất trên thế giới. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng ngừa bệnh lý glocom góc mở qua bài viết dưới đây nhé!

Glocom góc mở là gì?

Glocom là bệnh lý mà áp lực của thủy dịch dẫn tới tổn thương thị giác

Glocom góc mở hay tăng nhãn áp góc mở là bệnh lý gây tăng nhãn áp phổ biến nhất. Đây là tình trạng gây tổn thương thần kinh thị giác và nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới suy giảm thị lực và mù lòa. Hàng năm bệnh glocom ảnh hưởng tới hơn 70 triệu người trên thế giới.

Sự khác biệt giữa glocom góc mở và góc đóng

Tùy thuộc vào nguyên nhân mà người ta chia thành glocom góc đóng và glocom góc mở. Cả hai bệnh lý này đều liên quan đến tình trạng thủy dịch trong mắt không tìm được đường ra thích hợp khiến áp lực trong mắt tăng.

Thủy dịch là chất lỏng nằm giữa giác mạc và thủy tinh thể có chức năng duy trì hình dạng của mắt cũng như nuôi dưỡng những cấu trúc bên trong mắt. Thủy dịch mới liên tục được sản xuất và thoát ra khỏi mắt để duy trì áp lực thích hợp bên trong nhãn cầu. Có hai đường mà thủy dịch có thể thoát ra ngoài như:

– Vùng bè và ống Schlemm: Có cấu trúc tương tự ống thoát nước trong mắt. Đây là bộ phận thoát nước chủ yếu của thủy dịch.

– Cơ thể mi thoát dịch vào màng bồ đào.

Ứng với mỗi đường dẫn này bị tổn thương sẽ dẫn tới tăng nhãn áp là góc đóng hay góc mở. Cụ thể là:

– Glocom góc mở: Vùng bè và ống giảm khả năng dẫn nước ra ngoài.

– Glocom góc đóng: Cả hai đường dẫn đều bị ảnh hưởng.

Glocom góc mở là tình trạng xuất hiện do vùng bè không thoát được thể dịch

Sự tắc nghẽn thủy dịch khiến áp lực bên trong mắt tăng. Áp lực của thủy dịch được gọi là nhãn áp. Sở dĩ có tên gọi là góc đóng hay góc mở là do các bác sĩ đo góc mà mống mắt tạo thành với giác mạc trong quá trình thăm khám. 

– Glocom góc đóng: Mống mắt ở vị trí bình thường.

– Glocom góc mở: Mống mắt bị ép vào giác mạc, khiến cho thủy dịch bị chặn lại.

Nguyên nhân gây ra glocom góc mở

Như đã trình bày ở nội dung trên mà bệnh glocom xuất hiện do sự tắc nghẽn của đường thoát thủy dịch khiến cho áp lực tăng lên. Áp suất càng cao càng khiến cho các dây thần kinh thị giác bị ảnh hưởng. Mặc dù chưa tìm được nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng theo thống kê, một số yếu tố được xác định có liên quan đến bệnh glocom góc mở chỉ chiếm khoảng 10%.

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện bệnh lý glocom góc mở là:

– Tuổi cao.

Cận thị.

– Tiền sử gia đình có người mắc tăng nhãn áp.

– Huyết áp thấp.

– Sử dụng corticoid tại chỗ.

– Khối u ở nhãn cầu hoặc gần nhãn cầu.

Triệu chứng glocom góc mở

Do bệnh lý glocom góc mở chỉ tắc ở một đường ra nên dịch vẫn có thể thoát ra ngoài. Vì nguyên nhân này nên ở giai đoạn đầu, người bệnh không cảm thấy bất cứ triệu chứng nào. Theo thời gian, các dây thần kinh tổn thương càng nhiều thì các dấu hiệu của bệnh dần xuất hiện. Một số triệu chứng mà người bệnh có thể gặp phải là:

– Giảm thị lực.

– Mất dần thị lực ngoại biên (không thể nhìn thấy hai bên).

Mất thị lực ngoại biên là triệu chứng của glocom

– Đồng tử giãn và ít phản ứng khi ánh sáng thay đổi.

– Đỏ mắt.

– Buồn nôn.

⇒ Mời bạn đọc thêm bài viết: Những điều thú vị xung quanh câu hỏi “thị lực 20/20 là gì?”

Chẩn đoán glocom góc mở

Vì chỉ số nhãn áp không thể khẳng định được bệnh Glocom mà chỉ có tính chất gợi ý nên khi đánh giá, bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm như:

– Đo thị lực.

– Đánh giá thị trường: Thị trường sẽ biến mất từ ngoại vi rồi đến trung tâm nên việc đánh giá thị trường giúp tìm ra những biến chứng của bệnh Glocom.

– Soi đáy mắt: Ở bước này, bác sĩ sẽ nhỏ thuốc giãn đồng tử để có thể quan sát kỹ hơn võng mạc và dây thần kinh thị giác ở phía sau mắt.

– Tonometry: Bác sĩ nhỏ một loại thuốc tê vào mắt và sử dụng một máy chuyên dụng để đo áp lực trong mắt vào các thời điểm khác nhau trong ngày.

– Đo độ dày giác mạc: Dùng sóng âm để đo chính xác độ dày giác mạc.

Tonometry giúp bác sĩ đo được nhãn áp nhanh chóng

Ngoài ra, với sự phát triển của y học, máy móc được ứng dụng nhiều hơn nhằm đánh giá khách quan những tổn thất của sợi thần kinh thị giác. Cụ thể:

– Soi đáy mắt bằng quét laser.

– Chụp cắt lớp vi tính nhãn cầu.

Bệnh glocom có chữa được không?

Mặc dù không thể điều trị khỏi cũng như đảo ngược quá trình tổn thương thần kinh thị giác nhưng việc phát hiện sớm bệnh lý này sẽ giúp ngăn cản tiến triển của bệnh Glocom. Biện pháp duy nhất được chứng minh điều trị tình trạng này là giảm áp suất của thể dịch bên trong mắt.

Ban đầu bác sĩ sẽ dùng thuốc thuốc hạ áp có tính chất tương tự prostaglandin – giúp cải thiện lượng máu và dịch của cơ thể qua đó cải thiện sự thoát thủy dịch qua màng bồ đào. Trong trường hợp loại thuốc này không có tác dụng hoặc các tác dụng phụ xuất hiện khiến người bệnh không chịu được thì bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng một số loại thuốc như:

– Thuốc ức chế men chuyển.

– Thuốc chẹn beta giao cảm.

– Thuốc kích thích hệ Cholinergic.

Nếu tình trạng vẫn không được cải thiện, bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng laser để cải thiện vùng bè và ống Schlemm để giảm áp lực trong mắt. Một số trường hợp, bác sĩ có thể cắt bè củng mạc để tạo thành một con đường dẫn lưu mới cho thủy dịch.

Phòng ngừa glocom góc mở

Do trong giai đoạn đầu, các triệu chứng của glocom góc mở thường không xuất hiện. Vì vậy, mọi người nên khám mắt chuyên sâu hàng năm để loại trừ bệnh lý này, đặc biệt là những người trên 40 tuổi hoặc có những yếu tố tăng nguy cơ mắc tăng huyết áp.

Để phòng ngừa glocom, người bệnh phải được khám mắt thường xuyên

Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin về bệnh glocom góc mở. Vì bệnh lý này thường chỉ xuất hiện những triệu chứng khi thị lực bị ảnh hưởng nặng nề do vậy mọi người nên xây dựng thói quen khám mắt chuyên sâu mỗi năm nhé!

Nếu cần tìm hiểu thông tin về bệnh glocom hoặc tư vấn chuyên sâu về sản phẩm chăm sóc mắt, mời độc giả liên hệ theo số hotline miễn cước 1800 9229 để được Dược sĩ chuyên môn hỗ trợ.

Tài liệu tham khảo

Open-Angle Glaucoma, Healthline, truy cập 28/05/2024

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *