Mắt là cơ quan thường xuyên phải tiếp xúc với các tác nhân từ môi trường bên ngoài, nên rất dễ tổn thương và mắc các bệnh về mắt như khô mắt. Hãy cùng EyeFresh tìm hiểu về nguyên nhân gây khô mắt và cách điều trị hiệu quả khi mắc bệnh này nhé!
Nguyên nhân gây khô mắt
Khô mắt là biểu hiện không cung cấp hoặc cung cấp không đủ chất bôi trơn cho mắt. Mắt khô gây cảm giác khó chịu, mắt có thể bị cay hoặc bỏng rát, có thể bị chảy nước mắt. Nguyên nhân gây khô mắt thường là do:
Rối loạn chức năng màng nước mắt
Màng nước mắt có cấu tạo 3 lớp, gồm lớp dầu, dịch nước và lớp nhầy có vai trò giữ cho bề mặt mắt của bạn luôn được bôi trơn, sáng khỏe.
Do đó, khi màng nước mắt bị rối loạn chức năng do mắc phải bệnh tự miễn, viêm tuyến mí, sử dụng liệu pháp thay thế hoặc do bất kỳ nguyên nhân nào…có thể dẫn đến tình trạng mắt bị khô.
Giảm sản xuất nước mắt
Khô mắt có thể xảy ra khi tuyến lệ không thể sản xuất đủ nước mắt hay còn gọi là dịch nước để bôi trơn. Nguyên nhân làm giảm sản xuất nước mắt có thể là do:
Lão hóa mắt
Mắc một số bệnh lý sau có thể khiến tuyến lệ của mắt nhanh bị lão hóa như bệnh dị ứng về mắt, xơ cứng bì, viêm khớp dạng thấp, lupus, rối loạn tuyến giáp, thiếu vitamin A… và yếu tố tuổi tác.
Một số tác nhân khác
Do tác dụng phụ khi sử dụng một số loại thuốc như thuốc thông mũi, liệu pháp thay thế, thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị cao huyết áp, bệnh Parkison…
Giảm nhạy cảm dây thần kinh giác mạc do sử dụng kính áp tròng, phẫu thuật mắt laser…
Tăng bốc hơi nước
Nước mắt bị bốc hơn nhanh sau khi được sản xuất ra có thể là do một số nguyên nhân dưới đây:
- Viêm bờ mí sau ( rối loạn chức năng tuyến meibomian) hay gặp hơn ở những người mắc bệnh rosacea hoặc các rối loạn về da khác.
- Không có thói quen chớp mắt thường xuyên, hay gặp ở một số bệnh như bệnh Parkinson, thường xuyên phải làm việc trên máy tính, lái xe đường dài…
- Mắc các vấn đề về mí mắt như mí mắt quay vào trong, mí mắt hướng ra ngoài…
- Dị ứng mắt
- Gió, khói hoặc không khí khô.
Dấu hiệu nhận biết khô mắt
Khi bị khô mắt, bạn sẽ thấy mắt có những biểu hiện khác so với bình thường bởi mắt có thể mắc phải các dấu hiệu như sau:
- Mắt thường xuyên có cảm giác châm chích, nóng rát hoặc ngứa ngáy.
- Xuất hiện các chất nhầy dạng sợi xung quanh hoặc trong mắt.
- Mắt thường xuyên bị đỏ và rất nhạy cảm với ánh sáng.
- Gặp khó khăn khi đeo kính áp tròng hoặc lái xe vào ban đêm
- Thường xuyên chảy nước mắt
- Mắt nhìn mờ hoặc mỏi mắt.
Tùy thuộc vào nguyên nhân mà mỗi người sẽ có những triệu chứng khô mắt cũng như mức độ bệnh khác nhau. Khô mắt ảnh hưởng đến khả năng nhìn cũng như chế độ học tập, sinh hoạt và chất lượng cuộc sống.
===>>> Xem thêm: Sụp mí mắt là bệnh gì? Tìm hiểu nguyên nhân, biến chứng và cách xử trí
Cách điều trị khô mắt
Hiện nay có rất nhiều cách để điều trị khô mắt tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ, tình trạng sức khỏe tổng thể mà bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau:
Sử dụng thuốc tây
Bên cạnh sử dụng dụng nước rửa mắt để vệ sinh mắt, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc tân dược để điều trị khô mắt.
Các loại thuốc có thể sử dụng như:
- Thuốc kháng sinh: Thường được dùng trong trường hợp mắt bị nhiễm trùng, một số trường hợp có thể dùng ở dạng thuốc mỡ hoặc thuốc nhỏ mắt.
- Thuốc chống viêm: Để kiểm soát tình trạng viêm bề mặt mắt (viêm giác mạc).
- Miếng dán mắt hoạt động giống như nước mắt nhân tạo: Được dùng để điều trị tình trạng khô mắt ở mức độ nhẹ.
- Thuốc kích thích chảy nước mắt: Có tác dụng giúp tăng sản xuất nước mắt. Những loại thuốc này có sẵn dưới dạng thuốc viên, gel hoặc thuốc nhỏ mắt.
- Thuốc nhỏ mắt huyết thanh: Thường được chỉ định nếu tình trạng khô mắt ở mức độ nặng và không đáp ứng với bất kỳ phương pháp điều trị nào.
Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, nếu muốn sử dụng thuốc tây để điều trị khô mắt bạn nên cơ sở uy tín để được thăm khám và tư vấn của bác sĩ. Nếu không dùng không đúng thuốc, liều lượng có thể khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Chính vì vậy, bạn tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc tây để điều trị khô mắt.
Một số biện pháp điều trị khác
Ngoài sử dụng thuốc tây, hiện nay còn một số biện pháp khác để điều trị khô mắt dưới đây:
- Đóng ống dẫn nước mắt: Giúp hạn chế tình trạng bốc hơi nước mắt. Bác sĩ có thể thực hiện thủ thuật này bằng cách đóng một phần hoặc hoàn toàn các ống dẫn nước mắt.
- Sử dụng kính áp tròng đặc biệt: Một số người bị khô mắt nghiêm trọng bác sĩ có thể chỉ định lựa chọn kính áp tròng đặc biệt để bảo vệ bề mặt mắt và giữ ấm. Những loại kính áp tròng hay được sử dụng đó là thấu kính băng, thấu kính củng mạc.
- Khai thông các tuyến dầu: Sử dụng thiết bị tạo nhiệt có tác dụng thông thoáng các tuyến dầu. Chườm ấm hoặc đắp mặt nạ cho mắt hàng ngày giúp làm sạch các tuyến dầu bị tắc.
- Sử dụng liệu pháp ánh sáng và massage mí mắt: Sử dụng ánh sáng xung cường độ cao để xoa bóp và massage mí mắt thường được dùng để điều trị cho người bị tình trạng khô mắt ở mức độ nghiêm trọng.
- Dùng nước rửa mắt hỗ trợ làm dịu mắt giảm cảm ngứa, nóng rát, khô mắt
Sử dụng các loại dung dịch vệ sinh và chăm sóc mắt không chỉ giúp làm sạch bụi bẩn, gỉ mắt, dị vật trong mắt, phòng ngừa các bệnh về mắt mà còn hỗ trợ giảm khô mắt.
Bạn có thể tham khảo sử dụng một số sản phẩm nước rửa mắt chứa các thành phần như chondroitin sulfate, allantoin từ thực vật, vitamin B6, pro-vitamin B5, sodium chloride, borneol…là những dưỡng chất tốt cho sức khỏe của đôi mắt giúp dưỡng ẩm và cung cấp các dưỡng chất cho mắt phục hồi sau 1 ngày dài học tập và làm việc căng thẳng, hay những công việc thường xuyên phải tiếp xúc nhiều với màn hình điện thoại.
Không những vậy, người bệnh nên sử dụng những loại nước rửa mắt đã được Bộ y tế chứng nhận an toàn và cấp phép lưu hành, phù hợp với mọi đối tượng sử dụng từ học sinh, sinh viên đang trong thời gian học hành căng thẳng, người thường xuyên trang điểm, bơi lội, người bị dính dị vật bay vào mắt, người đang gặp phải vấn đề về mắt (khô mắt, mỏi mắt…), đặc biệt là người bị tật khúc xạ (cận thị, loạn thị, viễn thị…).
Trên đây là những thông tin cần biết về nguyên nhân gây khô mắt, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị phù hợp. Nếu cần được tư vấn thêm, quý độc giả có thể liên hệ theo số hotline 1800 9229 (miễn cước phí) để được dược sĩ chuyên môn hỗ trợ.
Nguồn tham khảo
Mayoclinic, Dry eyes, mayoclinic.org. Truy cập vào ngày 05/06/2024.