Đeo kính áp tròng là một trong những việc thường được các bạn có tật khúc xạ lựa chọn để cải thiện thị lực. Tuy nhiên việc sử dụng không đúng cách có thể dẫn tới các bệnh lý về mắt. Cùng tìm hiểu nhiễm trùng mắt vì đeo lens và cách để phòng ngừa tình trạng này qua bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân gây nhiễm trùng mắt vì đeo lens
Kính áp tròng là một trong những phương pháp điều trị mang lại nhiều lợi ích cho những người mắc tật khúc xạ. Tuy nhiên, kính này sẽ tiếp xúc trực tiếp với kết mạc nên làm tăng cao nguy cơ bị nhiễm trùng mắt.
Một số nguyên nhân thường gặp gây nên tình trạng nhiễm trùng như:
Vi khuẩn
Hệ vi khuẩn chí trên da, miệng hay mũi thường không gây hại. Tuy nhiên, khi những vi khuẩn này tồn tại ở kính áp tròng kèm theo sự xuất hiện vết trầy xước giác mạc sẽ rất dễ dẫn tới nhiễm trùng.
Theo một số thống kê, dân số thế giới có khoảng ⅓ số người có Staphylococcus aureus trong mũi. Vi khuẩn này rất dễ lây lan đến mắt nếu tay không được vệ sinh sạch sẽ.
Pseudomonas aeruginosa cũng là một trong những loại vi khuẩn có thể gây nên tình trạng nhiễm trùng đặc biệt nghiêm trọng ở giác mạc. Khi bị vi khuẩn này tấn công người bệnh có thể mất thị lực vĩnh viễn.
Virus
Virus herpes simplex thường gây nên mụn rộp ở sinh dục và miệng cũng có thể gây nên tình trạng viêm giác mạc. Người lành có thể mắc bệnh nếu chạm vào những vết loét do virus herpes gây ra rồi chạm vào mắt sẽ gây nên hiện tượng nhiễm trùng mắt.
Vì vậy, nếu tay vô tình chạm vào vết loét lại tiến hành đeo hay tháo kính áp tròng cũng là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn tới các bệnh về mắt khi đeo lens.
Ký sinh trùng
Nhiều loại ký sinh trùng tồn tại trong nước máy, bể bơi hay suối nước nóng. Trong trường hợp đeo kính áp tròng để hoạt động trong những môi trường này sẽ có nhiều nguy cơ xuất hiện những bệnh lý về mắt.
Yếu tố nguy cơ dẫn tới nhiễm trùng mắt
Khi kết mạc hay giác mạc xuất hiện những vết xước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật gây hại xâm nhập. Một số yếu tố nguy cơ có thể dẫn tới tình trạng này như:
- Ngủ khi đeo kính áp tròng: Đeo kính áp tròng trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt. Theo một số thống kê, những người ngủ khi đeo kính áp tròng có khả năng bị nhiễm trùng cao gấp 6-8 lần.
- Chăm sóc và vệ sinh kính áp không đúng cách: Điều này có thể dẫn đến xuất hiện vi khuẩn ở kính áp tròng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nhiễm khuẩn.
- Sử dụng kính áp tròng đã hết hạn: Kính áp tròng đã hết hạn kể cả khi chưa mở có thể bị nhiễm khuẩn có thể dẫn tới tình trạng nhiễm trùng mắt.
- Tiếp xúc với nước: Nước có thể chứa những vi sinh vật gây hại dẫn tới nhiễm trùng mắt. Ngoài ra, nước cũng có thể khiến cho kính áp tròng dính vào mắt và làm trầy xước mắt khiến cho mắt bị nhiễm trùng.
- Chất kích ứng từ môi trường: Bụi bẩn có thể bị kẹt sau kính áp tròng gây ra trầy xước giác mạc.
Dấu hiệu nhiễm trùng mắt vì đeo lens
Một số bệnh nhiễm trùng mắt sẽ xuất hiện khi đeo lens. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh thường không đặc trưng nên cần sự chẩn đoán từ các bác sĩ có chuyên môn. Một số triệu chứng thường gặp có thể kể đến như:
- Đau mắt.
- Ngứa hoặc nóng mắt.
- Nhìn thấy vết rách ở kết mạc hoặc giác mạc.
- Mờ mắt.
- Nhạy cảm với ánh sáng.
- Mắt bị đỏ.
- Cảm giác có gì đó trong mắt.
Khi sử dụng kính áp tròng mà xuất hiện những dấu hiệu này, bạn nên mang kính đến gặp bác sĩ để được xác định chính xác nguyên nhân dẫn tới nhiễm trùng mắt.
Phòng ngừa nhiễm trùng mắt khi đeo lens
Các bệnh lý về mắt do đeo lens hoàn toàn có thể phòng ngừa được thông qua việc chăm sóc mắt cũng như kính áp tròng đúng cách. Một số cách mà bạn có thể áp dụng để quá trình đeo kính áp tròng không ảnh hưởng xấu đến mắt như:
- Rửa tay trước khi đeo kính áp tròng: Vệ sinh tay sạch sẽ trước đi đeo kính áp tròng là một trong những vấn đề cần được chú ý để tránh nhiễm trùng mắt.
- Rửa sạch kính áp tròng: Bạn cần sử dụng dung dịch rửa kính chuyên dụng để giúp kính áp tròng luôn sạch sẽ. Lưu ý, không được sử dụng nước muối tự chế để rửa kính vì có thể khiến cho bạn bị ảnh hưởng đến thị lực.
- Thay kính và hộp đựng: Cần theo dõi thời gian sử dụng và thay đổi kính cũng như hộp đựng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
- Nghỉ ngơi: Chỉ sử dụng kính áp tròng khi cần thiết và không bao giờ được đeo kính áp tròng khi ngủ để hạn chế nguy cơ bị nhiễm trùng.
- Khám mắt: Người sử dụng kính áp tròng cần khám mắt định kỳ để được đánh giá kịp thời các vấn đề của mắt.
Trong trường hợp mắt bị khô, cộm thì bạn cần chăm sóc mắt hiệu quả để giảm tình trạng mắt khô. Mỗi khi đeo lens bạn có thể nhỏ nước mắt nhân tạo để được làm sạch và cấp ẩm kịp thời.
Nước mắt nhân tạo EyeFresh Tear với Sodium Hyaluronate mang tới một số công dụng như:
- Bổ sung nước mắt nhân tạo, cung cấp độ ẩm cho mắt, tạo sự thoải mái cho mắt. Tạo cảm giác mát dịu, sảng khoái xua tan trạng thái mệt mỏi, giúp đôi mắt thêm tinh anh và dễ chịu.
- Làm dịu nhất thời cảm giác nóng rát, kích ứng và khó chịu do khô mắt hoặc do tiếp xúc với các thiết bị điện tử (điện thoại, máy vi tính, tivi), sống trong môi trường bị ô nhiễm bởi khói bụi, làm việc lâu dài trong phòng máy lạnh, tiếp xúc thường xuyên với nắng và các nguồn sáng nhân tạo.
- Hỗ trợ phòng ngừa và giảm các triệu chứng: Khô mắt, mỏi mắt, nhức mắt, ngứa mắt, mờ mắt, chảy nước mắt, cảm giác cộm trong mắt.
- Bôi trơn và làm ẩm kính áp tròng, giúp làm giảm tình trạng khô, khó chịu và kích ứng khi sử dụng kính áp tròng.
Sản phẩm có thể sử dụng với người không đeo kính áp tròng, đang đeo hoặc sau khi tháo kính áp tròng.
Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin liên quan đến nhiễm trùng mắt vì đeo lens. Đeo kính áp tròng là một trong những việc làm thường ngày trong cuộc sống nên bạn cần trang bị cho mình một số kiến thức để giảm thiểu tối đa nguy cơ dẫn tới những vấn đề về mắt.
Nếu cần tìm hiểu thông tin hoặc tư vấn chuyên sâu về sản phẩm chăm sóc mắt, mời độc giả liên hệ theo số hotline miễn cước 1800 9229 để được Dược sĩ chuyên môn hỗ trợ.
Tài liệu tham khảo
1. Contact Lenses and Eye Infections, Web MD, truy cập ngày 11/09/2024
2. What Causes Bacterial Keratitis, CDC, truy cập ngày 11/09/2024
3. Potential Complications from Contact Lens Use: Causes and How It Spreads, CDC, truy cập ngày 11/09/2024
4. Eye Infections From Contact Lenses, American Academy Of Ophthalmology, truy cập ngày 11/09/2024