Nhiễm trùng mắt là một trong những bệnh lý cần được chẩn đoán và điều trị để tránh những biến chứng liên quan đến thị lực. Cùng tìm hiểu nhiễm trùng mắt là gì, nguyên nhân và cách phòng ngừa qua bài viết dưới đây nhé!
Nhiễm trùng mắt là gì?
Nhiễm trùng mắt là thuật ngữ chung nói về những bệnh lý về mắt do vi khuẩn, virus và nấm. Nhiễm trùng mắt thường gặp nhất là đau mắt đỏ.
Một số bệnh nhiễm trùng mắt thường gặp
Bất kỳ cấu trúc nào của mắt bị vi sinh vật tấn công có thể dẫn tới tình trạng nhiễm khuẩn. Một số bệnh lý nhiễm trùng mắt thường gặp như:
- Viêm kết mạc (đau mắt đỏ): Đây là tình trạng nhiễm trùng kết mạc do một số yếu tố như virus, vi khuẩn hay phản ứng dị ứng. Viêm kết mạc thường xuất hiện cùng với tình trạng cảm lạnh.
- Viêm giác mạc: Giác mạc nằm sâu bên trong mắt hơn kết mạc. Đây là cấu trúc trong suốt giúp ánh sáng được khúc xạ đúng cách. Khi cấu trúc này bị vi sinh vật gây hại tấn công sẽ dẫn tới nhiễm trùng. Đây cũng là bệnh lý hay gặp của những người đeo kính áp tròng.
- Lẹo: Là tình trạng xuất hiện những mụn có màu đỏ ở dưới mí mắt hoặc gốc lông mi. Lẹo xuất hiện do các tuyến dầu ở mí mắt hoặc lông mi bị nhiễm vi khuẩn.
- Viêm màng bồ đào: Đây là tình trạng viêm lớp giữa của mắt . Tình trạng này có thể do virus gây ra nhưng thường liên quan đến các bệnh lý tự miễn như viêm khớp dạng thấp hoặc lupus ban đỏ hệ thống.
Triệu chứng nhiễm trùng mắt
Một số dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng mắt có thể kể đến như:
- Mắt đỏ.
- Ngứa hoặc kích ứng.
- Đau mắt.
- Sưng tấy.
Nguyên nhân gây nhiễm trùng mắt
Nhiễm trùng mắt do nhiều nguyên nhân gây ra như vi khuẩn, virus, nấm. Những vi sinh vật này sẽ xâm nhập vào mắt qua những vết trầy xước hoặc do chấn thương mắt.
Vi khuẩn
Một số loại vi khuẩn tồn tại bình thường tại da tuy không gây nguy hiểm nhưng khi kết mạc hay giác mạc có vết xước, tay chạm vào mắt có thể gây nhiễm trùng. Một số vi khuẩn có thể gây ra nhiễm khuẩn tại mắt như:
- Tụ cầu vàng.
- Trực khuẩn.
- Lậu.
- Haemophilus influenzae.
- Pseudomonas aeruginosa.
- Streptococcus pneumoniae.
Virus
Một số loại virus thường gây nên tình trạng nhiễm trùng có thể kế đến như:
- Herpes simplex.
- Varicella zoster.
- Adenovirus.
Nấm
Theo thống kê có khoảng 66% các trường hợp viêm nội nhãn sau phẫu thuật ghép giác mạc diễn ra do nấm Candida. Trong trường hợp bị chấn thương mắt, nhiễm trùng mắt có thể xuất hiện do nấm Fusarium.
Biến chứng của nhiễm trùng mắt
Một số bệnh lý nhiễm trùng mắt có thể dẫn tới các biến chứng như:
- Hẹp tuyến lệ hoặc viêm màng bồ đào: Tình trạng này xảy ra khi các vi sinh vật di chuyển đến tuyến lệ của mắt. Ngoài ra, tình trạng viêm và tắc nghẽn hệ thống dẫn lưu nước mắt có thể gây ra viêm tuyến lệ.
- Loét giác mạc: Khi các vi sinh vật gây hại tấn công vào giác mạc có thể gây nên tình trạng loét ở vùng này.
- Viêm nội nhãn: Các vi sinh vật có thể xâm nhập sâu hơn vào các cấu trúc mắt dẫn tới nguy cơ giảm hoặc mất thị lực.
- Viêm mô tế bào hốc mắt: Nhiễm trùng trong và xung quanh mô mềm của mí mắt là trường hợp cần phải cấp cứu y tế để tránh lan rộng, ảnh hưởng nhiều đến các cấu trúc xung quanh cũng như thị lực.
Điều trị nhiễm trùng mắt
Việc điều trị tình trạng nhiễm trùng mắt phụ thuộc vào nguyên nhân cũng như loại bệnh mà mọi người mắc phải. Trong trường hợp người bệnh xuất hiện nhạy cảm với ánh sáng thì cần được chăm sóc y tế kịp thời.
Tự chăm sóc tại nhà khi nhiễm trùng mắt
Khi bị nhiễm trùng mắt, người bệnh cần tránh sử dụng các sản phẩm gây kích ứng mắt như các sản phẩm chăm sóc mắt hay kính áp tròng. Bạn có thể sử dụng nước mắt nhân tạo để giảm nhẹ tình trạng ngứa hay khó chịu ở mắt.
Nhiễm trùng mắt có thể lây lan từ mắt này sang mắt kia hoặc từ người này sang người khác nên trước và sau khi chăm sóc mắt, bạn cần phải rửa tay sạch sẽ để hạn chế vi sinh vật gây hại lây truyền.
Thuốc điều trị nhiễm trùng mắt
Các thuốc điều trị kê phụ thuộc vào căn nguyên gây bệnh. Nếu nguyên nhân gây ra tình trạng nhiễm trùng là do virus thông thường thì có thể tự khỏi. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân là do virus Herpes hoặc một số căn nguyên nguy hiểm khác thì bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng virus đặc hiệu.
Với tình trạng nhiễm trùng mắt do vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê cho người bệnh một số loại thuốc như:
- Thuốc nhỏ mắt kháng sinh.
- Thuốc mỡ kháng sinh.
Phòng ngừa nhiễm trùng mắt
Mặc dù không thể ngăn ngừa hoàn toàn các nguyên nhân dẫn tới nhiễm trùng mắt những bạn có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây:
- Vệ sinh kính áp tròng thường xuyên, thực hiện đúng theo yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, không đeo kính áp tròng qua đêm. Đặc biệt, với những người bị khô mắt thì cần cấp ẩm cho mắt trước khi sử dụng kính áp tròng để hạn chế biến chứng.
- Đeo kính bảo hộ khi tham gia các hoạt động có nguy cơ chấn thương mắt.
- Hạn chế tiếp xúc với những người đang mắc các bệnh về mắt.
- Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên.
- Không dùng chung đồ dùng cá nhân và các đồ trang điểm mắt.
- Rửa mắt hàng ngày để loại bỏ bụi bẩn cũng như cặn trang điểm.
Bạn có thể sử dụng nước rửa mắt EyeFresh hàng ngày để mắt sáng – khỏe – đẹp. Với bảng thành phần được nghiên cứu kỹ lưỡng, nước rửa mắt EyeFresh mang đến 3 công dụng trong 1 sản phẩm:
- Giúp làm sạch bụi bẩn, gỉ mắt, cặn trang điểm, dị vật trong mắt, phòng ngừa các bệnh về mắt.
- Hỗ trợ làm dịu mắt, giảm cảm giác ngứa, nóng rát, khó chịu ở mắt, cải thiện tình trạng mờ mắt, mỏi mắt.
- Dưỡng ẩm, giảm khô mắt và cung cấp dưỡng chất cho mắt phục hồi sau một ngày dài học tập và làm việc căng thẳng, tiếp xúc nhiều với màn hình điện thoại và máy tính.
Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn câu trả lời cho câu hỏi “Nhiễm trùng mắt là gì?”. Đây là bệnh lý cần được điều trị để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Vì vậy, khi xuất hiện bất cứ triệu chứng nào bất thường, bạn nên đến các cơ sở y tế để được chăm sóc và điều trị nhé!
Nếu cần tìm hiểu thông tin về nhiễm trùng mắt hoặc tư vấn chuyên sâu về sản phẩm chăm sóc mắt, mời độc giả liên hệ theo số hotline miễn cước 1800 9229 để được Dược sĩ chuyên môn hỗ trợ.
Tài liệu tham khảo
1. Eye infections, Health Direct, truy cập ngày 12/09/2024
2. Eye infections: Causes, symptoms and treatment, All About Vision, truy cập ngày 12/09/2024
3. Eye Infection, Cleveland Clinic, truy cập ngày 12/09/2024