Viễn thị là một tật khúc xạ phổ biến trong cuộc sống nhưng không phải ai cũng biết nguyên nhân dẫn tới bệnh lý này. Cùng tìm hiểu nguyên nhân viễn thị cũng như một số lưu ý khi mắc tật khúc xạ qua bài viết dưới đây nhé!
Viễn thị là gì?
Viễn thị là tật khúc xạ phổ biến trong cuộc sống biểu hiện bằng triệu chứng người bệnh không thể nhận biết được các vật ở gần nhưng lại nhìn rõ các vật ở xa. Những người mắc tật khúc xạ này thường gặp khó khăn trong việc tập trung mắt vào những vật ở gần. Những người có mức độ viễn thị cao thường bị mờ mắt ở mọi khoảng cách.
Nguyên nhân dẫn tới viễn thị
Mắt người có cấu tạo rất tinh tế giúp cho chúng ta có thể nhìn được chính xác hình ảnh của vật. Để đạt được điều này, mắt chúng ta có một hệ thống thấu kính giúp tập trung ánh sáng tại võng mạc thay vì đi vào mắt theo nhiều hướng khác nhau. Cụ thể là:
– Giác mạc: Là màng mỏng trong suốt ở phía trước giác mạc, có trách nhiệm tiếp nhận và phản xạ ánh sáng theo một phương nhất định.
– Thủy tinh thể: Là một cấu trúc trong suốt nằm phía bên trong mắt giúp tập trung ánh sáng đến võng mạc.
Võng mạc là một hệ thống thần kinh ở phía sau mắt có chức năng nhận cảm ánh sáng. Các dây thần kinh này sau khi nhận được thông tin sẽ gửi các xung động thông qua dây thần kinh thị giác đến não. Lúc này, não sẽ nhận và xử lý thông tin để mắt có thể nhìn thấy rõ hình ảnh của mắt.
Để nhìn thấy rõ hình ảnh, giác mạc cần phải có độ cong phù hợp kết hợp với sự thay đổi của thủy tinh thể nhờ vào các cơ thể mi, ánh sáng sẽ được hội tụ chính xác ở trung tâm võng mạc.
Viễn thị xuất hiện khi các tia sáng không được tập trung đúng cách khiến cho vùng tập trung ánh sáng lại ở sau của võng mạc. Điều này khiến cho người bệnh chỉ có thể nhìn thấy những vật ở xa. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tật khúc xạ này là do:
– Chiều dài nhãn cầu từ trước ra sau ngắn.
– Giác mạc mỏng hơn bình thường.
Viễn thị có gặp thường xuyên không?
Theo một thống kê, tỷ lệ mắc viễn thị khoảng 4,6% ở trẻ em và 30,9% ở người lớn. Tuy nhiên, đây chỉ là con số tương đối vì kết quả thay đổi tùy thuộc vào mục đích và các phương pháp xử lý số liệu mà các tác giả sử dụng.
Mặc dù chưa có khẳng định chính xác về mối quan hệ giữa di truyền và tật khúc xạ nhưng các nhà nghiên cứu vẫn cho rằng có một số gen ảnh hưởng đến sự phát triển (có cả chiều dài trục nhãn cầu) của mắt. Một số người viễn thị ở mức cao có một số rối loạn di truyền như:
– Mù màu.
– Hội chứng Down.
– Hội chứng xương thủy tinh.
– Bạch tạng.
Trong một số ít các trường hợp, viễn thị có thể xuất hiện do một số bệnh lý nền như:
– Tiểu đường.
– U ở mắt.
– Thiểu sản điểm vàng – vùng võng mạc có nhiều dây thần kinh nhất.
Biểu hiện của viễn thị
Người viễn thị có thể gặp khó khăn trong việc nhìn các vật ở gần gây nên tình trạng mỏi mắt.
Một số triệu chứng thường gặp với những người mắc chứng viễn thị là:
– Nhìn mờ với các vật ở gần.
– Cần phải nheo mắt mới nhìn rõ.
– Xuất hiện cảm giác đau và rát quanh mắt.
– Đau đầu nếu phải tập trung nhìn thứ gì đó ở khoảng cách gần.
– Lác mắt ở trẻ em.
Tầm soát viễn thị khi nào?
Với những người biểu hiện triệu chứng rõ ràng thì nên đến gặp bác sĩ Nhãn khoa để được tư vấn phù hợp. Tuy nhiên, trong những trường hợp viễn thị nhẹ người bệnh có thể không phát hiện ra các triệu chứng của bệnh lý này. Vì vậy, người lớn sau 40 tuổi nên đi tầm soát tật khúc xạ dù có triệu chứng của viễn thị hay không.
Trẻ em cũng nên tầm soát bệnh lý này để tránh những ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống hàng ngày. Nhiều bác sĩ Nhãn khoa khuyến cáo cha mẹ nên đưa trẻ đến khám và tầm soát các bệnh lý về tật khúc xạ trong những giai đoạn sau:
– Trong 1 năm đầu đời.
– Khi trẻ 3 tuổi và 5 tuổi.
Người đã được chỉnh kính để điều trị tật viễn thị nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo kính vẫn phù hợp với tình trạng của mắt.
Cách làm giảm độ viễn thị
Cách khắc phục viễn thị đơn giản nhất là đeo kính. Tuy nhiên trong một số trường hợp, người bệnh không muốn đeo kính, bác sĩ có thể cân nhắc tư vấn những phương án phẫu thuật phù hợp.
Sử dụng thấu kính để điều trị tật viễn thị
Mặc dù, hầu hết những người trẻ mắc viễn thị nhẹ không cần phải sử dụng kính do hoạt động của mắt đặc biệt là cơ thể mi vẫn còn hoạt động tốt. Sau tuổi 40, khi các cơ này hoạt động kém đi, bác sĩ sẽ chỉ định đeo kính phù hợp với tình trạng người bệnh.
Một số trẻ có thể được kê đơn kính trong một số trường hợp như:
– Có sự khác biệt lớn về tầm nhìn hai mắt.
– Xuất hiện tình trạng mắt lác.
– Tầm nhìn bị ảnh hưởng nhiều.
Phẫu thuật
Phẫu thuật mắt cũng được sử dụng để điều trị viễn thị. Bác sĩ có thể thay đổi độ cong giác mạc để ánh sáng khúc xạ chính xác đến trung tâm võng mạc. Tuy nhiên, phẫu thuật khúc xạ thường không an toàn như đeo kính. Mặc dù hiếm khi xảy ra nhưng một số biến chứng có thể gặp sau phẫu thuật như:
– Thấy quầng sáng xung quanh đèn.
– Nhiễm trùng.
– Khô mắt.
– Điều chỉnh tầm nhìn quá mức.
Phẫu thuật laser mắt có thể không phù hợp với những trường hợp như:
– Có độ viễn thị không ổn định.
– Mắc tiểu đường.
– Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
– Hệ miễn dịch suy yếu.
– Có các bệnh lý về mắt như tăng nhãn áp hoặc đục thủy tinh thể.
⇒ Bạn có thể tham khảo bài viết: Viễn thị có mổ được không? Những lưu ý khi mổ viễn thị
Luyện mắt chữa viễn thị có đúng hay không?
Các bài tập về mắt không thể khắc phục những tật khúc xạ như cận thị, viễn thị, lão thị hay những bệnh lý như tăng nhãn áp hay thoái hóa điểm vàng. Tuy nhiên, mọi người có thể cân nhắc luyện tập các bài tập mắt để giúp tăng cường tuần hoàn máu, giảm mệt mỏi cho các cơ quanh mắt.
Mong rằng qua bài viết này bạn có thể hiểu được những nguyên nhân viễn thị. Mặc dù các nguyên nhân này không thể phòng ngừa nhưng bạn có thể thực hiện tầm soát để hạn chế những biến chứng nguy hiểm của bệnh lý này theo khuyến cáo của các chuyên gia.
Nếu cần tìm hiểu thông tin về viễn thị hoặc tư vấn chuyên sâu về sản phẩm chăm sóc mắt, mời độc giả liên hệ theo số hotline miễn cước 1800 9229 để được Dược sĩ chuyên môn hỗ trợ.
Tài liệu tham khảo
1. Hyperopia (Farsightedness), Cleveland Clinic, truy cập ngày 09/05/2024
2. What to know about farsightedness, Medical News Today, truy cập ngày 09/05/2024
3. Farsightedness, Healthline, truy cập ngày 09/05/2024
4. The lowdown on eye exercises, Harvard Health Publishing, truy cập ngày 09/05/2024