Một số thông tin về đau mắt đỏ mà bạn cần biết

Xuất bản: UTC +7

Đau mắt đỏ là bệnh lý thường gặp, rất dễ lây lan và có thể phát triển thành dịch nên khiến nhiều người lo lắng. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng ngừa bệnh lý về mắt này qua bài viết dưới đây nhé!

Đau mắt đỏ là gì?

Đau mắt đỏ là tình trạng kết mạc bị kích thích khiến lòng trắng có màu đỏ

Đau mắt đỏ là tình trạng viêm kết mạc (màng mỏng ngay trước giác mạc). Tình trạng này khiến cho các mạch máu ở kết mạc bị kích thích gây nên tình trạng sưng khiến cho lòng trắng của mắt có màu đỏ hoặc màu hồng. Viêm kết mạc thường gây khó chịu cho người bệnh nhưng hiếm khi ảnh hưởng đến thị lực.

Vì đây là bệnh lý có thể lây lan nên việc phòng ngừa và hạn chế lây lan là một trong những vấn đề quan trọng trong công tác điều trị.

Nguyên nhân đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như virus, vi khuẩn, dị ứng hay dị vật trong mắt. Hãy cùng khám phá những yếu tố này để hiểu rõ hơn về cách phòng tránh và điều trị.

Viêm kết mạc do virus và vi khuẩn

Virus là nguyên nhân hay gặp gây kết mạc bị viêm

Hầu hết các trường hợp đau mắt đỏ đều do adenovirus gây ra, nhưng trong một số trường hợp virus herpes simplex hay virus varicella-zoster cũng có thể làm xuất hiện viêm kết mạc. Bệnh lý này có thể đi kèm các triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp như đau họng.

Trường hợp đeo kính áp tròng không được vệ sinh đúng cách cũng có thể tạo điều kiện cho virus và vi khuẩn xâm nhập vào kết mạc và gây bệnh.

Viêm kết mạc do dị ứng

Tình trạng dị ứng có thể làm xuất hiện viêm kết mạc

Tình trạng đau mắt đỏ do dị ứng thường ảnh hưởng đến cả hai mắt. Nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này là do mắt tiếp xúc với chất gây dị ứng kết mạc khiến cho cơ thể tiết ra một chất tham gia vào quá trình phản ứng của cơ thể. Lúc này, ngoài đau mắt đỏ người bệnh sẽ kèm theo một số biểu hiện của dị ứng như:

– Ngứa dữ dội.

– Chảy nước mắt, nước mũi.

Viêm kết mạc do kích ứng

Trường hợp kết mạc bị hóa chất hoặc dị vật rơi vào mắt có thể gây kích ứng kết mạc làm xuất hiện các triệu chứng như chảy nước mắt, tiết dịch nhầy và các triệu chứng này thường hết trong khoảng 1 ngày.

Triệu chứng đau mắt đỏ

Người mắc đau mắt đỏ thường gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu. Dưới đây là một số dấu hiệu nổi bật bạn cần lưu ý:

– Đỏ ở lòng trắng hoặc mí mắt bên trong.

– Chảy nhiều nước mắt.

– Xuất hiện chất dịch màu vàng, đóng vảy trên lông mi, đặc biệt sau khi ngủ dậy.

– Khó chịu ở một hoặc hai mắt.

– Xuất hiện dịch bất thường màu xanh lá hoặc màu trắng.

Người bệnh viêm kết mạc có thể xuất hiện chất dịch màu vàng, đóng vảy trên lông mi

– Ngứa mắt.

– Tầm nhìn mờ.

– Tăng độ nhạy cảm ánh sáng.

– Mí mắt bị sưng.

⇒ Bạn có thể tham khảo bài viết: Dấu hiệu đau mắt đỏ: Có thể bạn đã bỏ qua

Bị đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi?

Tùy vào từng nguyên nhân dẫn tới đau mắt đỏ mà thời gian khỏi của tình trạng này là khác nhau. Với tình trạng viêm kết mạc do vi khuẩn, bệnh có thể kéo dài 10 ngày và thời gian có thể giảm nếu dùng kháng sinh. Với những người mắc viêm kết mạc do virus thì tình trạng này có thể kéo dài 14 ngày. Theo thống kê, với những tình trạng viêm kết mạc nhẹ, bệnh có thể khỏi hoàn toàn trong vòng từ 7-14 ngày.

Biến chứng nặng của bệnh lý viêm kết mạc

Người có tình trạng kết mạc bị viêm có thể xuất hiện tình trạng nhạy cảm ánh sáng

Đau mắt đỏ nếu không được điều trị thích hợp có thể xuất hiện một số biến chứng như:

– Đau mắt: Cảm giác đau sâu ở trong mắt.

– Cảm giác có dị vật trong mắt: Luôn xuất hiện tình trạng cộm mắt nhưng không hết.

– Tầm nhìn mờ: Suy giảm tầm nhìn kể cả nhìn xa và nhìn gần.

– Nhạy cảm với ánh sáng: Với những ánh sáng có cường độ mạnh, người bệnh thường có cảm giác khó chịu.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Người có kết mạc bị viêm kèm sốt cao nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám

Mặc dù đau mắt đỏ có thể điều trị tại nhà nhưng nếu xuất hiện những dấu hiệu sau, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và điều trị:

– Chảy nhiều nước mắt hoặc xuất hiện nhiều chất nhầy có màu vàng, màu nâu, màu xanh.

– Đau nhức xung quanh hốc mắt.

– Nhạy cảm với ánh sáng.

– Sốt cao hoặc mệt mỏi kéo dài.

– Phát ban hoặc các triệu chứng kéo dài hơn 1 tuần mặc dù đã tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.

Đau mắt đỏ được chẩn đoán thế nào?

Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ có thể chẩn đoán được tình trạng viêm kết mạc bằng cách khai thác tiền sử và đánh giá các triệu chứng thông qua khám mắt. Khi người bệnh xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng, bác sĩ có thể cân nhắc làm xét nghiệm để tìm nguyên nhân dẫn tới tình trạng này.

B đau mắt đỏ 1 bên có thể là dấu hiệu của tình trạng đau mắt đỏ do virus gây ra nên người bệnh có thể chú ý đến chi tiết này để cung cấp cho bác sĩ.

Điều trị đau mắt đỏ an toàn chuẩn y khoa

Điều trị kết mạc bị viêm thường tập trung vào việc giảm triệu chứng của người bệnh. Bác sĩ có thể tư vấn người bệnh:

– Làm sạch mí mắt bằng vải ướt, đảm bảo vải sạch vô khuẩn.

– Chườm ấm nhiều lần trong ngày.

– Sử dụng nước mắt nhân tạo.

– Không đeo kính áp tròng cho đến khi khỏi bệnh.

Làm sạch mắt là một trong những biện pháp cần thực hiện với người bệnh viêm kết mạc

Nếu phát hiện nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn, bác sĩ có thể kê thuốc mỡ tra mắt có chứa kháng sinh. Trường hợp kết mạc bị viêm do virus thì chỉ xoay quanh việc cải thiện triệu chứng. Nếu nguyên nhân gây bệnh là herpes simplex virus, bác sĩ sẽ cân nhắc điều trị thuốc kháng virus.

Với tình trạng viêm kết mạc dị ứng, bác sĩ sẽ kê thuốc nhỏ mắt kết hợp với thuốc uống toàn thân để cải thiện tình trạng dị ứng.

⇒ Bạn có thể tham khảo bài viết: Những cách trị đau mắt đỏ bạn cần biết

Phòng ngừa đau mắt đỏ đúng cách tại nhà

Viêm kết mạc do virus hoặc vi khuẩn là bệnh rất dễ lây lan. Khi có dịch đau mắt đỏ xung quanh, bạn có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây để giảm nguy cơ mắc bệnh lý này:

– Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với người bệnh.

– Không dụi mắt.

– Không trang điểm khi mắt bị nhiễm trùng.

– Vệ sinh sạch sẽ kính áp tròng để tránh tình trạng nhiễm trùng.

– Hạn chế tiếp xúc với người đau mắt đỏ.

– Không dùng chung đồ cá nhân như đồ trang điểm, kính áp tròng, khăn mặt và khăn tắm với người khác.

Rửa tay sau khi tiếp xúc với người bệnh là một biện pháp để phòng ngừa viêm kết mạc hiệu quả

Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn các kiến thức về đau mắt đỏ. Đây là bệnh rất dễ lây lan nên mọi người cần tuân thủ theo hướng dẫn để tránh lây nhiễm dịch bệnh này.

Nếu cần tìm hiểu thông tin về đau mắt đỏ hoặc tư vấn chuyên sâu về sản phẩm chăm sóc mắt, mời độc giả liên hệ theo số hotline miễn cước 1800 9229 để được Dược sĩ chuyên môn hỗ trợ.

Tài liệu tham khảo

1. When Do You Need Antibiotics for Pink Eye?, American Of Ophthalmology, truy cập ngày 15/05/2024

2. How long is pink eye contagious and when can I send my daughter back to school?, American Of Ophthalmology, truy cập ngày 15/05/2024

3. Pink eye (conjunctivitis), Mayo Clinic, truy cập ngày 15/05/2024

4. Pink Eye (Conjunctivitis), Cleveland Clinic, truy cập ngày 15/05/2024

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *