Nhược thị là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phát hiện

Xuất bản: UTC +7

Nhược thị là rối loạn thị giác được hình thành do sự kém phát triển thị giác của vỏ não thường gặp ở trẻ em. Cùng tìm hiểu nhược thị là gì có chữa được không qua bài viết dưới đây nhé!

Nhược thị là gì?

Nhược thị là một rối loạn phát triển ảnh hưởng tới thị lực. Bệnh lý này được đặc trưng bởi sự phát triển bất thường của hệ thống thần kinh trong giai đoạn đầu đời. Khi trẻ bị nhược thị, não bộ có thể gửi thông tin chỉ sử dụng mắt có tầm nhìn rõ nét. Điều này khiến cho thị lực của mắt yếu hơn ngày càng yếu theo thời gian. Đây là một trong những vấn đề nghiêm trọng cần được điều trị kịp thời.

Nhược thị là một rối loạn phát triển ảnh hưởng tới thị lực

Theo thống kê, ở trẻ em và thanh thiếu niên, nhược thị là nguyên nhân phổ biến nhất gây giảm thị lực ở một mắt và có thể ảnh hưởng từ 2-4% trẻ em.

Dấu hiệu của nhược thị

Lác mắt là triệu chứng có thể gặp của nhược thị

Không phải lúc nào cũng có thể dễ dàng nhận biết được liệu mình có mắc nhược thị hay không. Một người có thể bị nhược thị nếu gặp những vấn đề sau:

– Thường xuyên va phải đồ vật, đặc biệt là một bên cơ thể.

– Thường ưu tiên sử dụng 1 bên thân người hơn.

– Nhắm một mắt hoặc nheo một mắt nhiều hơn mắt còn lại.

– Thường xuyên nghiêng đầu 1 bên.

– Lác mắt.

– Mí mắt một bên sụp xuống.

⇒ Bạn có thể tham khảo bài viết sau: 7 dấu hiệu nhược thị mà bạn có thể bỏ qua

Nguyên nhân dẫn tới nhược thị

Nhược thị xảy ra do có sự khác biệt giữa thị lực cũng như sức tập trung vào đồ vật ở cả hai mắt. Nguyên nhân phổ biến dẫn tới nhược thị có thể kể đến như:

Tật khúc xạ

Tật khúc xạ cũng có thể gây ra nhược thị

Tật khúc xạ là vấn đề liên quan đến suy giảm thị lực khiến cho khả năng tập trung vào vật bị ảnh hưởng. Tật khúc xạ nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhược thị. Một số tật khúc xạ có thể gây nên tình trạng yếu một mắt có thể kể đến là:

Cận thị: là tình trạng khó nhìn thấy các vật ở xa.

Viễn thị: khó nhìn thấy các vật ở gần.

Loạn thị: hình ảnh thu được thường méo mó.

Lác

Lác mắt xảy ra khi hai mắt không cùng nằm trên một đường thẳng. Bình thường, hai mắt thường di chuyển cùng nhau. Trong trường hợp, một trong hai mắt di chuyển không phù hợp thì não có thể bắt đầu phụ thuộc với mắt giúp nó quan sát vật rõ hơn.

Cấu trúc mắt

Đục thủy tinh thể cũng là nguyên nhân dẫn tới nhược thị

Một số tình trạng có thể khiến cho mắt bị mờ và dẫn tới nhược thị như:

– Sụp mí mắt: đặc biệt là khi mí mắt bị sụp và che đi một phần mắt của người bệnh.

– Đục thủy tinh thể.

– Xuất hiện các vấn đề liên quan tới giác mạc.

Yếu tố nguy cơ

Bất cứ ai cũng có thể gây ra nhược thị. Tuy nhiên, nếu có những dấu hiệu sau, trẻ sẽ có nguy cơ xuất hiện nhược thị hơn những người khác:

– Gia đình có người có những vấn đề về thị lực.

– Chậm phát triển thể chất.

– Sinh non (trước tuần 37).

– Cân nặng khi sinh thấp.

Nhược thị có nguy hiểm không?

Nhược thị là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng suy giảm thị lực 1 mắt. Tình trạng này nếu không được phát hiện kịp thời có thể dẫn tới giảm thị lực vĩnh viễn. Ngay cả sau khi khắc phục tình trạng nhược thị thì thị lực có thể bị suy giảm dần trong những năm tiếp theo. Có một số yếu tố nguy cơ có thể ảnh hưởng tới sự hồi phục như:

– Tuổi bắt đầu điều trị.

– Tình trạng nhược thị.

– Thị lực lúc mới bắt đầu điều trị.

Chẩn đoán nhược thị

Để đánh giá nhược thị, ngoài đo thị lực thường quy, bác sĩ phải bổ sung một số xét nghiệm để xác định những vấn đề của mắt như:

– Đánh giá thị trường (phạm vi nhìn được của mắt về hai bên hoặc về phía mũi).

– Cắt lớp vi tính mắt.

– Chụp đáy mắt.

– Đo điện não đồ.

Sàng lọc nhược thị học đường là vấn đề cần được quan tâm

Vì nhược thị rất khó phát hiện nên các bác sĩ sẽ tiến hành sàng lọc nhược thị khi tiến hành thăm khám hàng năm cho trẻ ở trường học.

Điều trị nhược thị

Mục đích của điều trị nhược thị là giúp cho não bắt đầu sử dụng mắt yếu hơn để nhìn. Trong quá trình này, bác sĩ sẽ tăng cường kết nối thông tin giữa não và cả hai mắt. Một số phương pháp điều trị bao gồm:

– Đeo miếng che mắt: đeo mắt khỏe hơn ít nhất vài giờ trong ngày để bắt buộc nào phải sử dụng hình ảnh của mắt yếu hơn để nhìn.

– Kính mắt: đeo kính điều chỉnh tật khúc xạ giúp hai mắt đều có thể nhìn thấy rõ vật. Lúc này, não bộ sẽ bắt đầu sử dụng hình ảnh của cả hai mắt.

– Thuốc nhỏ mắt: bác sĩ có thể tư vấn sử dụng thuốc làm giãn đồng tử (atropin) để khiến mắt khỏe mờ. Điều này sẽ kích thích não bộ sử dụng hình ảnh của mắt yếu hơn.

– Phẫu thuật: rất hiếm khi phẫu thuật được sử dụng để điều trị tình trạng nhược thị. Trong trường hợp xuất hiện tình trạng đục thủy tinh thể hay sự khác biệt về cấu trúc mắt mà điều trị nội không thể cải thiện được thì bác sĩ sẽ phải bắt buộc phẫu thuật.

Đeo gạc che mắt khỏe là một trong những phương pháp điều trị nhược thị

Do điều trị nhược thị thường mất một thời gian dài nên khi bắt đầu điều trị, cha mẹ cần khuyến khích trẻ kiên trì để nhận được kết quả tốt.

⇒ Bạn có thể tham khảo bài viết sau: Nhược thị có chữa được không? Những điểm cần lưu ý

Phòng ngừa nhược thị

Điều đáng buồn là mọi người không thể ngăn ngừa được tình trạng nhược thị. Vì vậy, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở Nhãn khoa thường xuyên để đánh giá và can thiệp những vấn đề thị lực kịp thời. Nếu không có các triệu chứng nào thì cha mẹ nên bắt đầu đưa trẻ khám mắt càng sớm càng tốt, sau đó duy trì thăm khám 1-2 năm/lần.

Nhược thị có tồi tệ hơn theo thời gian không?

Mặc dù nhược thị có thể điều trị được nhưng nếu không được can thiệp sớm thì trẻ có thể gặp những vấn đề bất thường về thị lực vĩnh viễn. Điều trị nhược thị ở người lớn thường mất nhiều thời gian hơn và kém hiệu quả hơn.

Nhược thị là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến thị lực của trẻ em. Mặc dù, tình trạng này không thể ngăn ngừa nhưng người bệnh hoàn toàn có thể điều trị sớm nếu được thăm khám thường xuyên.

Nếu cần tìm hiểu thông tin về nhược thị hoặc tư vấn chuyên sâu về sản phẩm chăm sóc mắt, mời độc giả liên hệ theo số hotline miễn cước 1800 9229 để được Dược sĩ chuyên môn hỗ trợ.

Tài liệu tham khảo

1. Amblyopia, NIH, truy cập ngày 24/05/2024

2. Amblyopia (Lazy Eye), Cleveland Clinic, truy cập ngày 24/05/2024

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *