Song thị là tình trạng phức tạp do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong một số trường hợp song thị có thể tự khỏi nhưng trong một số trường hợp đây lại là cảnh bảo của một số bệnh lý nguy hiểm. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa nhược thị qua bài viết dưới đây nhé!
Song thị là gì?
Song thị là tình trạng mắt nhìn thấy hai hình ảnh của một vật thể thay vì 1 hình ảnh như bình thường. Nhìn đôi có thể là vấn đề thị giác tạm thời nhưng cũng có thể là cảnh báo tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Vì vậy, tình trạng tầm nhìn đôi cần được theo dõi sát sao.
Song thị 1 mắt xuất hiện khi người bệnh chỉ sử dụng 1 mắt để nhìn. Song thị 2 mắt xuất hiện khi cả hai mắt đều cùng mở một lúc, tình trạng này sẽ biến mất khi người bệnh che 1 bên mắt của mình.
Nguyên nhân dẫn tới song thị
Song thị tạm thời có thể xảy ra do nhiều lý do như uống rượu quá nhiều hay mệt mỏi. Bệnh lý do nguyên nhân này thì không cần lo lắng nhưng trong trường hợp nhìn đôi kéo dài thì có thể do một số nguyên nhân như:
– Các vấn đề về mắt: Loạn thị nặng, hình dạng giác mạc bất thường, đục thủy tinh thể, khô mắt, có mộng thịt trong mắt.
– Đột quỵ, u não, phình động mạch não, chấn thương sọ não có thể ảnh hưởng tới thần kinh thị giác gây ra song thị.
– Phẫu thuật khúc xạ: Sau khi thực hiện những can thiệp liên quan thì bề mặt giác mạc trở nên không đều. Lúc này, các tia sáng có thể bị tán xạ theo nhiều hướng khác nhau. Theo một số thống kê, chứng song thị do phẫu thuật thường khỏi trong vòng vài tuần hoặc vài tháng. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể phải thực hiện can thiệp thêm lần nữa để lấy lại tầm nhìn.
– Liệt dây thần kinh sọ não: Khi khả năng kiểm soát vị trí cũng như sự phối hợp giữa các cơ ở mắt bị ảnh hưởng do các thần kinh sọ bị liệt thì tình trạng song thị cũng sẽ xảy ra.
– Bệnh toàn thân: Một số bệnh lý toàn thân có thể xuất hiện tình trạng song thị như tiểu đường, bệnh nhược cơ, cường giáp.
– Lác mắt: Trong trường hợp hai mắt hướng đến hai tiêu điểm khác nhau có thể xuất hiện tình trạng nhìn đôi. Với những người mắt lác thì hai mắt sẽ không nhìn cùng vào một điểm trong một lúc. Điều này sẽ gây nên tình trạng lác.
Triệu chứng
Song thị có thể xuất hiện đơn lẻ nhưng cũng có thể đi kèm một số triệu chứng như:
– Đau đầu.
– Buồn nôn.
– Chóng mặt.
– Sụp mí mắt.
– Mất thăng bằng.
– Mắt yếu.
– Lác.
– Đau trong mắt.
Ở trẻ em, không phải lúc nào cũng dễ phát hiện vì đôi khi chúng không nhận ra đây là các triệu chứng bất thường. Một số dấu hiệu mà cha mẹ có thể nhận thấy ở trẻ em mắc song thị như:
– Nheo mắt để nhìn rõ vật.
– Thường dùng tay che một mắt.
– Hay quay đầu sang một bên bất thường.
– Nhìn đồ vật từ bên thay vì nhìn hướng chính diện.
Cách khám
Bác sĩ có thể dễ dàng xác định song thị ở một mắt hay hai mắt nhưng việc xác định nguyên nhân gây nên tình trạng này thì thường phức tạp hơn.
Bác sĩ sẽ tiến hành khai thác những đặc điểm xoay quanh tầm nhìn đôi như bắt đầu từ khi nào, có những triệu chứng nào đi kèm, có khi nào nhìn đôi mất đi không, có đang điều trị bệnh lý nào không, gia đình có tiền sử mắc các bệnh lý liên quan đến mắt hay không?
Trong trường hợp mắc song thị một mắt, người bệnh có thể không cần phải thực hiện các xét nghiệm khác ngoài khám mắt. Nếu người bệnh mắc song thị ở cả hai mắt, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm như:
– Xét nghiệm máu: Đánh giá nhiễm trùng, chỉ số đường huyết, hormon tuyến giáp.
– Khám mắt: Nhỏ thuốc giãn đồng tử để quan sát kỹ hơn cấu trúc mắt bên trong.
– Chẩn đoán hình ảnh: chụp MRI sọ não hoặc cắt lớp vi tính nhãn cầu cũng giúp xác định một số vấn đề liên quan đến thần kinh và cấu trúc não bộ.
Điều trị song thị
Cách điều trị song thị 1 mắt
Điều trị song thị chủ yếu dựa vào nguyên nhân dẫn tới song thị. Một số phương pháp thường được sử dụng để điều trị như:
– Loạn thị: Đeo kính thuốc hoặc kính áp tròng để điều chỉnh ánh sáng đi vào mắt.
– Tật khúc xạ: Đeo kính mắt hoặc phẫu thuật giúp định hình lại giác mạc, giúp ánh sáng khúc xạ tốt hơn.
– Đục thủy tinh thể: Thay thủy tinh thể giúp cho người bệnh có thể lấy lại thị trường bình thường. Các biến chứng có thể xuất hiện sau phẫu thuật như nhiễm trùng, đau, thị lực yếu.
– Khô mắt: Sử dụng nước mắt nhân tạo hoặc các sản phẩm chăm sóc mắt có chứa các thành phần giúp giảm tình trạng khô mắt.
Cách điều trị song thị 2 mắt
Một số phương pháp điều trị nhìn đôi ở cả 2 mắt thường được áp dụng như:
– Đeo kính để cải thiện thị lực.
– Đeo kính áp tròng.
– Đeo miếng che mắt.
– Phẫu thuật các cơ mắt để điều chỉnh về đúng vị trí.
Lưu ý, những phương pháp được đề cập trên đây chỉ là những phương pháp điều trị được thực hiện do các bệnh lý về mắt gây nên. Trong trường hợp có những bệnh lý liên quan khác, bác sĩ mắt có thể giới thiệu người bệnh đến các chuyên khoa thích hợp.
Phòng ngừa
Chăm sóc mắt kết hợp với khám mắt định kỳ là cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về mắt. Một số việc làm bạn có thể thực hiện để chăm sóc mắt như:
– Không hút thuốc lá.
– Chăm sóc mắt hàng ngày với dung dịch nước rửa mắt giúp làm sạch bụi bẩn, hỗ trợ làm dịu mắt, dưỡng ẩm, giảm khô mắt cũng như cung cấp dưỡng chất cho mắt.
– Đeo kính râm khi đi ngoài trời nắng.
– Đeo kính bảo hộ khi tham gia các hoạt động có thể ảnh hưởng tới mắt.
– Khám mắt định kỳ.
Một số câu hỏi về bệnh song thị
Khi nào song thị cần đi khám?
Mặc dù, song thị tạm thời có thể biến mất mà không cần điều trị nhưng nếu song thị diễn ra trong thời gian dài hoặc gặp tình trạng thay đổi thị lực đột ngột, người bệnh nên nhanh chóng tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Nhìn đôi có nguy hiểm không?
Các bác sĩ Nhãn khoa đánh giá rằng, song thị đột ngột xuất hiện là một trong ba triệu chứng báo động đỏ cho thấy người bệnh cần phải đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Thiếu vitamin có gây nên tình trạng nhìn đôi không?
Thiếu hụt một số vitamin có thể gây ra những vấn đề về thị lực, làm xuất hiện song thị như:
– Vitamin B12.
– Vitamin C.
– Vitamin D.
Bài tập chữa mắt song thị có đúng không?
Mặc dù các bài tập không thể điều trị tình trạng song thị nhưng một số bài tập có thể giúp người bệnh khắc phục tình trạng mắt kém hội tụ. Một nghiên cứu vào năm 2017 đã chỉ ra rằng, liệu pháp thị lực giúp cải thiện khả năng hội tụ của mắt ở những người có khả năng hội tụ mắt kém.
Mong rằng bài viết đã cung cấp cho độc giả một số thông tin về song thị. Do nguyên nhân dẫn tới tình trạng này cần phải được tầm soát cẩn thận nên khi song thị diễn biến trong thời gian dài, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám nhé!
Nếu cần tìm hiểu thông tin về song thị hoặc tư vấn chuyên sâu về sản phẩm chăm sóc mắt, mời độc giả liên hệ theo số hotline miễn cước 1800 9229 để được Dược sĩ chuyên môn hỗ trợ.
Tài liệu tham khảo
1. What to know about double vision, Medical News Today, truy cập ngày 31/05/2024
2. What Causes Diplopia (Double Vision)?, Healthline, truy cập ngày 31/05/2024
3. Diplopia (Double Vision), Cleveland Clinic, truy cập ngày 31/05/2024
4. Double vision (diplopia), All About Vision, truy cập ngày 31/05/2024