Có những cách điều trị song thị hai mắt nào?

Xuất bản: UTC +7

Tình trạng song thị hai mắt xuất phát từ các vấn đề của não bộ hay toàn cơ thể hơn là những bệnh về mắt. Vì vậy, điều trị song thị hai mắt hướng tới xử trí các vấn đề ở nhiều bộ phận khác nhau. Cùng tìm hiểu cách điều trị song thị hai mắt qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân gây song thị hai mắt

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến song thị hai mắt và thường liên quan đến những bệnh lý toàn thân thay vì những yếu tố chi phối ở mắt. Một số nguyên nhân thường gặp như:

Tổn thương thần kinh

Tổn thương thần kinh thị giác có thể khiến những hình ảnh mà mắt thu được bất thường

Các dây thần kinh thị giác có nhiệm vụ truyền thông tin từ mắt tới não và ngược lại. Khi xuất hiện tình trạng viêm hay tổn thương nào ở dây thần kinh đều có thể dẫn tới hiện tượng nhìn đôi. Ngoài ra, nếu các dây thần kinh đảm nhận nhiệm vụ nâng đỡ các cơ ở mắt như dây thần kinh III hay IV bị ảnh hưởng cũng có thể dẫn tới song thị.

Bệnh tiểu đường

Lượng đường trong máu không được kiểm soát sẽ xuất hiện những tổn thương thần kinh thị giác

Lượng đường quá cao trong máu sẽ khiến cho võng mạc (nơi tập trung các sợi dây thần kinh thị giác) bị tổn thương. Sự tổn thương này có thể làm xuất hiện tình trạng nhìn đôi và các vấn đề liên quan đến mù lòa.

Bệnh nhược cơ

Bệnh nhược cơ gây ảnh hưởng đến sự hoạt động của các cơ của mắt

Bệnh nhược cơ là một trong những bệnh tự miễn ảnh hưởng đến sự giao tiếp giữa các dây thần kinh với các cơ trên khắc cơ thể, các cơ ở mắt cũng không nằm ngoài ảnh hưởng này. Tình trạng yếu các cơ mắt có thể dẫn tới tình trạng nhìn đôi.

Bệnh Graves

Đây là một trong những bệnh lý tự miễn khiến cho tuyến giáp hoạt động quá mức. Theo thống kê có khoảng 30% người mắc bệnh lý này gặp một số vấn đề về thị lực trong đó có song thị.

Mắt lác

Các cơ của mắt có thể gặp khó khăn khi hoạt động cùng nhau và gây nên những vấn đề về thị lực

Mắt lác là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng nhìn đôi ở trẻ em. Các cơ của mắt có thể gặp khó khăn khi hoạt động cùng nhau và gây nên những vấn đề thị lực. Đây là lý do mà các mẹ nên cho trẻ trên 4 tháng tuổi tầm soát các bệnh lý về mắt.

Song thị hai mắt có nguy hiểm không?

Như đã đề cập ở trên, song thị hai mắt do nhiều nguyên nhân gây ra. Các nguyên nhân này thường không thể tự khỏi và có thể gây nên mù lòa. Mỗi nguyên nhân gây ra nhìn đôi đều có thể tồn tại những biến chứng tiềm ẩn. 

Khi xuất hiện song thị hai mắt, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được điều trị

Vì vậy, khi xuất hiện song thị, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Lưu ý, khi xuất hiện song thị đột ngột kèm theo đau đầu, người bệnh cần phải ngay lập tức đến các cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc.

Chẩn đoán song thị hai mắt thế nào?

Chẩn đoán nhìn đôi một hay hai mắt có thể dễ dàng xác định được. Tuy nhiên, xác định nguyên nhân dẫn tới tình trạng này thường gây khó khăn hơn. Để chẩn đoán được tình trạng song thị, bác sĩ sẽ tiến hành các bước sau:

Hỏi bệnh

Bác sĩ sẽ tiến hành khai thác bệnh sử và tiền sử của người bệnh như:

– Triệu chứng: Khai thác đầy đủ những vấn đề về thị lực sẽ giúp bác sĩ hướng tới những nguyên nhân phù hợp.

– Tiền sử bệnh: Bác sĩ sẽ khai thác những bệnh lý tiềm ẩn như bệnh tiểu đường, bệnh tuyến giáp những vấn đề về tuyến giáp hay rối loạn thần kinh.

– Tiền sử gia đình: Trong một số trường hợp nghĩ đến các bệnh lý di truyền, bác sĩ có thể hỏi thêm về những bệnh mà người nhà bạn có thể mắc.

Xét nghiệm

Dựa vào nguyên nhân đã định hướng từ trước, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm như:

– Xét nghiệm máu: Đánh giá tình trạng nhiễm trùng hoặc các kháng nguyên bất thường trong cơ thể.

– Khám mắt: Đánh giá thị lực cũng như những bất thường xung quanh cấu trúc mắt.

– Xét nghiệm đường huyết: Nhằm đánh giá mức độ kiểm soát tốt đường huyết của người bệnh.

– Chẩn đoán hình ảnh: Thu được hình ảnh não bộ xem có xuất hiện bất thường hay không.

Cách điều trị song thị hai mắt

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị phù hợp:

Bệnh tiểu đường

Để kiểm soát các biến chứng về mắt của tiểu đường, lý tưởng nhất là cần tầm soát ngay khi phát hiện ra các hình ảnh bất thường kể cả khi chưa xuất hiện triệu chứng. 

Trong trường hợp xuất hiện bệnh võng mạc tiểu đường tăng sinh, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để ngăn ngừa sự phát triển của bệnh. Lưu ý, điều trị tình trạng này chỉ mang tính chất tạm thời nên việc quan trọng nhất là kiểm soát tốt đường huyết.

Tổn thương thần kinh

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng tổn thương thần kinh như viêm nhiễm, khối u hay chấn thương. Tùy vào từng nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra những biện pháp điều trị cũng như lộ trình để phục hồi chức năng thần kinh phù hợp.

Bệnh nhược cơ

Điều trị bệnh nhược cơ chủ yếu liên quan đến giảm nhẹ các triệu chứng và ức chế sự phát triển của bệnh. Mỗi người bệnh sẽ nhận được những lộ trình điều trị bệnh riêng phù hợp với những triệu chứng người bệnh gặp phải.

Bệnh Graves

Mặc dù, bệnh Graves là một bệnh tự miễn và không thể điều trị khỏi nhưng với những phương pháp điều trị hiện nay các triệu chứng hoàn toàn có thể được khắc phục bằng cách đảm bảo tình trạng bình giáp của cơ thể và can thiệp các triệu chứng khác khi cần.

Lưu ý, những vấn đề về mắt của bệnh Graves cải thiện sau khi được điều trị bằng sự kết hợp giữa các phương pháp như thuốc, xạ trị hay phẫu thuật.

Mắt lác

Với tình trạng mắt lác, đặc biệt là mắt lác ở trẻ em, người bệnh sẽ được điều trị tùy theo nguyên nhân gây bệnh và thực hiện những bài tập mắt để cải thiện tình trạng này.

Mong rằng bài viết đã cung cấp cho độc giả kiến thức về cách điều trị song thị hai mắt. Để điều trị tình trạng này cần phải phối hợp nhiều chuyên khoa nên nếu xuất hiện song thị hai mắt, bạn nên đến các cơ sở y tế ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nếu cần tìm hiểu thông tin về đục thủy tinh thể hoặc tư vấn chuyên sâu về sản phẩm chăm sóc mắt, mời độc giả liên hệ theo số hotline miễn cước 1800 9229 để được Dược sĩ chuyên môn hỗ trợ.

Tài liệu tham khảo

1. Double vision (diplopia), All About Vision, truy cập ngày 12/08/2024

2. What Causes Diplopia (Double Vision)?, Healthline, truy cập ngày 12/08/2024

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *