Có những nguyên nhân gây bệnh võng mạc tiểu đường nào?

Xuất bản: UTC +7

Nguyên nhân gây bệnh võng mạc tiểu đường là một trong những vấn đề được nhiều chị em quan tâm. Bệnh lý này phát triển âm thầm và hiếm khi được phát hiện sớm. Cùng tìm hiểu những yếu tố có thể dẫn tới bệnh võng mạc tiểu đường qua bài viết dưới đây nhé!

Bệnh võng mạc tiểu đường là gì? 

Võng mạc là lớp tế bào thần kinh nằm sâu phía trong mắt, giúp tiếp nhận ánh sáng mà các cấu trúc phía trước đã tập trung lại thành một điểm. Hình ảnh của các ánh sáng này được thu nhận và gửi tín hiệu đến não.

Bệnh võng mạc tiểu đường được hình thành do lượng đường trong máu không được kiểm soát

Bệnh võng mạc tiểu đường, còn được gọi là bệnh võng mạc đái tháo đường, là tình trạng tổn thương võng mạc do lượng đường trong máu không được kiểm soát trong thời gian dài.

Nồng độ glucose trong máu tăng cao gây hại cho các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng võng mạc, dẫn đến tổn thương và biến chứng nghiêm trọng. Đây là một trong những biến chứng thường thấy ở bệnh nhân tiểu đường, và cần được tầm soát thường xuyên để ngăn ngừa suy giảm thị lực.

Nguyên nhân gây bệnh võng mạc tiểu đường

Nguyên nhân

Toàn bộ võng mạc được bao phủ bởi các mạch máu nhỏ, khi lượng đường trong máu cao sẽ ảnh hưởng đến sự hoạt động của chúng. Hai yếu tố chủ yếu dẫn tới sự tắc nghẽn này thường được nhắc đến là:

– Thành mạch võng mạc bị tổn thương: Do lượng đường trong máu cao khiến cho áp lực thẩm thấu tăng. Biểu hiện của đặc điểm này bao gồm tế bào nội mạch mất đi kèm theo sự dày lên của màng đáy sẽ khiến cho thành mạch xơ hóa. Điều này khiến cho khả năng tưới máu giảm. Khi lượng oxy cung cấp cho các cơ quan không đủ có thể dẫn tới vỡ thành mạch.

– Tăng sinh mạch máu mới: Những mạch máu bị tổn thương sẽ được thay thế bằng những tế bào mới. Tuy nhiên, các mạch máu này rất yếu và có thể vỡ bất cứ lúc nào.

Yếu tố nguy cơ

Các yếu tố nguy cơ chính liên quan đến bệnh võng mạc đái tháo đường có thể được phân loại thành:

– Yếu tố có thể kiểm soát được: Bao gồm kiểm soát lượng đường trong máu, huyết áp, và nồng độ lipid. Quản lý tốt các yếu tố này có thể giúp làm chậm tiến triển của bệnh và giảm nguy cơ tổn thương võng mạc.

– Yếu tố không thể thay đổi được: Bao gồm thời gian mắc bệnh tiểu đường và tuổi tác. Những người mắc bệnh tiểu đường lâu năm và người lớn tuổi có nguy cơ cao hơn phát triển các biến chứng liên quan đến võng mạc.

Tăng huyết áp có thể làm các tế bào mạch máu võng mạc dễ bị tấn công hơn

Dưới đây là chi tiết các yếu tố nguy cơ:

– Thời gian mắc bệnh tiểu đường: Những người mắc tiểu đường 10 năm có nguy cơ xuất hiện tổn thương võng mạc cao hơn những người khác.

– Lượng đường trong máu không được kiểm soát tốt: Nồng độ Glucose trong máu càng cao thì quá trình tổn thương các tế bào máu diễn ra càng nhanh. Lượng đường trong máu cao sẽ làm tăng sản xuất hemoglobin glycosylated (HbA1c). Nhờ vào chỉ số này, bác sĩ có thể kiểm tra mức độ kiểm soát đường máu ở người bệnh trong vòng 3 tháng.

– Huyết áp cao: Huyết áp tăng cao có thể làm nặng hơn các tình trạng tổn thương các mạch máu. Việc kiểm soát ổn định huyết áp sẽ làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Lý tưởng nhất, những người mắc cao huyết áp nên duy trì huyết áp dưới 140/80mmHg.

– Nồng độ lipid máu cao: Khi nồng độ lipid trong máu cao, nó có thể dẫn đến xơ vữa động mạch, làm cho các động mạch trở nên cứng và hẹp. Điều này buộc tim phải tăng áp lực để đẩy máu qua các mạch máu, làm tăng nguy cơ tổn thương các mạch máu nhỏ trong mắt. Do đó, nồng độ lipid máu cao có thể tăng nguy cơ mất thị lực ở bệnh nhân võng mạc đái tháo đường.

Những biến chứng mắt ở bệnh nhân tiểu đường

Bong võng mạc là biến chứng mắt ở bệnh nhân tiểu đường

Tiểu đường là một bệnh lý toàn thân, khi nồng độ glucose trong máu tăng cao, nó có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến mắt. Ngoài bệnh võng mạc tiểu đường, một số biến chứng có thể gặp ở bệnh nhân tiểu đường là:

– Mờ mắt, nhức mỏi mắt: Máu chảy đến các cơ quan bị ảnh hưởng có thể dẫn tới tình trạng mỏi mắt và nhìn mờ.

– Phù hoàng điểm: Hoàng điểm là điểm chứa nhiều sợi thần kinh nhất ở võng mạc. Khi các sợi thần kinh trong võng mạc bị tổn thương có thể dẫn tới xuất huyết và gây ra phù hoàng điểm.

Đục thủy tinh thể: Mặc dù thủy tinh thể bị đục là quá trình tất yếu khi về già, nhưng với những bệnh nhân tiểu đường thì ngoài tổn thương do lão hóa thủy tinh thể còn bị ảnh hưởng bởi nồng độ sorbitol tăng lên trong máu.

Tăng nhãn áp: Sự tăng sinh mạch máu làm tăng áp lực lên võng mạc. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới glocom. Theo thống kê có tới 5% bệnh nhân bị bệnh võng mạc tiểu đường mắc bệnh lý này.

– Bong võng mạc: Các mạch máu mới hình thành được nâng đỡ bởi màng xơ sợi, có

bản chất co kéo gây nên bong võng mạc.

– Thiếu máu hoàng điểm: Các mạch máu bị ảnh hưởng có thể khiến cho máu không đi đến được các dây thần kinh thị giác tại võng mạc. Điều này có thể dẫn tới thoái hóa hoàng điểm gây nên mất thị lực.

Chẩn đoán bệnh võng mạc tiểu đường

Lưu ý, do đái tháo đường tồn tại âm thầm và không phải lúc nào bệnh tiểu đường cũng được phát hiện khi mới mắc, đặc biệt là đái tháo đường type 2. Vì điều này, mà bất cứ người bệnh đái tháo đường type 2 nào cũng được sàng lọc bệnh võng mạc đái tháo đường.

Để có thể quan sát các thành phần của đáy mắt, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm như:

– Soi đáy mắt: Sử dụng đèn khe và kính sinh hiển vi để quan sát các cấu trúc bên trong mắt. Trường hợp không sử dụng kính sinh hiển vi thì người bệnh cần phải sử dụng thuốc giãn đồng tử trước khi thăm khám.

– Chụp võng mạc: Là xét nghiệm chụp cắt lớp vi tính không xâm lấn để chụp hình ảnh võng mạc trong mắt. Phương pháp này cho phép đánh giá sự thay đổi rất nhỏ trong cấu trúc của mắt và gai thị. 

Chụp võng mạc là xét nghiệm không gây xâm lấn giúp chẩn đoán bệnh võng mạc đái tháo đường

Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin về nguyên nhân gây bệnh võng mạc đái tháo đường. Do đây là bệnh lý nguy hiểm, vì vậy người bệnh tiểu đường cần được tầm soát bệnh lý này thường xuyên.

Nếu cần tìm hiểu thông tin về bệnh võng mạc tiểu đường hoặc tư vấn chuyên sâu về sản phẩm chăm sóc mắt, mời độc giả liên hệ theo số hotline miễn cước 1800 9229 để được Dược sĩ chuyên môn hỗ trợ.

Tài liệu tham khảo

1. Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và quản lý Bệnh võng mạc đái tháo đường (Quyết định 2558/QĐ-BYT và Quyết định 2557/QĐ-BYT ngày 20/9/2022), Bộ Y tế, truy cập ngày 19/07/2024

2. Causes of Diabetic Retinopathy, Clinic Barcelona, truy cập ngày 19/07/2024

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *