Theo thống kê cườm nước được biết đến là nguyên nhân chính thứ 2 gây mù mắt trên toàn thế giới. Vậy cườm nước là gì? Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do đâu? Làm sao để điều trị hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.
Cườm nước là gì?
Cườm nước (hay glaucoma) là một bệnh về mắt thường gây tổn thương dây thần kinh thị giác ở phía sau mắt. Cườm nước xảy ra khi các dịch nước ở trong mắt không thể thoát ra ngoài điều này làm tăng áp lực bên trong mắt dẫn đến tạo áp lực lên dây thần kinh thị giác.
Ở những giai đoạn đầu, các triệu chứng của bệnh thường rất chậm nên người bệnh thường rất hay chủ quan, nếu không không được hỗ trợ điều trị sớm có thể gây tổn thương mắt dẫn đến mù lòa.
Bệnh cườm nước có thể xảy ra ở mọi đối tượng từ trẻ nhỏ đến người lớn, tuy nhiên hay gặp nhất là ở người lớn, đặc biệt người lớn ở độ tuổi 70 và 80 tuổi.
Cách nhận biết cườm nước
Ban đầu, cườm nước thường rất khó phát hiện vì bệnh thường không có triệu chứng. Do đó, hầu hết một nửa số người mắc bệnh thậm chí không biết mình mắc bệnh cườm nước.
Theo thời gian, bạn có thể thấy thị lực mất dần đi, bắt đầu từ tầm nhìn ngoại vi, đặc biệt là phần tầm nhìn gần mũi giảm sút. Quá trình giảm thị lực thường diễn ra rất chậm nên rất nhiều người bệnh ban đầu không thể nhận ra rằng tầm nhìn của họ đang thay đổi.
Khi không được phát hiện và điều trị đúng cách bệnh sẽ trở nên nặng hơn, người bệnh dần nhận thấy rằng mình không còn có thể nhìn mọi thứ được nữa.
Tùy thuộc vào loại cườm nước, mức độ và giai đoạn của bệnh mà triệu chứng của bệnh cườm nước (hay bệnh glaucoma) sẽ có sự khác nhau:
- Glaucoma góc mở: Ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng. Tuy nhiên sau đó, các điểm mù loang lổ dần dần xuất hiện ở tầm nhìn bên (hay tầm nhìn ngoại vi). Ở giai đoạn sau người bệnh khó nhìn thấy mọi thứ trong tầm nhìn trung tâm của bạn.
- Glaucoma góc đóng: Người bệnh hay bị đau đầu, đau mắt dữ dội, buồn nôn hoặc nôn mửa, mờ mắt, xuất hiện quầng sáng hoặc vòng màu xung quanh lòng đen, đỏ mắt.
- Glaucoma nhãn áp bình thường: Không có triệu chứng ở giai đoạn đầu. Dần dần tầm nhìn mờ. Ở giai đoạn sau, mắt bị mất thị lực bên.
- Glaucoma bẩm sinh: Bệnh thường khởi phát từ giai đoạn sơ sinh đến 3 tuổi. Trẻ khi mắc glaucoma bẩm sinh thường có biểu hiện mờ mắt, mắt nhấp nháy nhiều hơn, đau đầu, sợ ánh sáng, hay nheo mắt, chảy nước mắt sống ròng rã ở hai bên mắt…
- Glaucoma sắc tố: Đối với những trường hợp này người bệnh sẽ gặp phải những biểu hiện như mờ mắt, nhìn thấy quầng ánh sáng xanh đỏ như cầu vồng xung quanh ánh đèn.
- Glaucoma thứ phát: Người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng nhức đỏ mắt, đau mắt, giảm thị lực.
Nguyên nhân gây bệnh cườm nước
Hiện nay nguyên nhân gây ra bệnh cườm nước vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia giác mạc có vai trò rất quan trọng đối với thị giác vì có vai trò cho phép ánh sáng đi vào mắt.
Khi mắt tiết ra quá nhiều chất lỏng hoặc hệ thống điều tiết thủy dịch trong mắt không hoạt động bình thường có thể làm thủy dịch không thoát ra được đồng thời làm tăng áp lực trong mắt.
Chính vì vậy, bệnh cườm nước xảy ra hầu hết có liên quan đến việc tích tụ các chất lỏng trong mắt gây tăng áp lực của mắt khiến dây thần kinh thị giác bị tổn thương.
Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có một số trường hợp mắc bệnh cườm nước nhưng không bị tăng áp lực thủy dịch mà có thể là do một số nguyên nhân khác dưới đây:
- Di truyền, gia đình có tiền sử mắc bệnh cườm nước.
- Có tiền sử bị chấn thương mắt.
- Thường xuyên có thói quen hút thuốc lá.
- Bị cận thị nặng hoặc viễn thị.
- Biến chứng khi mắc một số bệnh lý như đau nửa đầu, tiểu đường, huyết áp cao, thiếu máu hồng cầu hình liềm.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc nhỏ mắt có chứa thành phần corticoid trong thời gian dài…
Cườm mắt nếu không được điều trị kịp thời có thể khiến mắt bị mù lòa. Do đó, bạn nên đi thăm khám mắt định kỳ để bác sĩ xác định nguyên nhân, đánh giá mức độ bệnh cũng như thực hiện các bước kiểm tra để bác sĩ tư vấn phác đồ điều trị kịp thời và phù hợp.
Các phương pháp để điều trị cườm nước hiện nay
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp để điều trị cườm nước tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ bệnh và độ tuổi cụ thể của mỗi người.
Sử dụng thuốc tây để điều trị cườm mắt
Các loại thuốc tây thường được sử dụng để điều trị cườm nước gồm:
Thuốc nhỏ mắt theo toa
Thuốc nhỏ mắt chứa hoạt chất prostaglandin: Loại thuốc này có tác dụng làm tăng dòng chảy chất lỏng chảy trong mắt từ đó hỗ trợ giảm áp lực trong mắt. Khi sử dụng thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như cay mắt, đỏ mắt, mờ mống mắt, làm sẫm màu sắc tố của lông mi…
Thuốc chẹn beta: Thuốc này có tác dụng giúp làm giảm việc sản xuất chất lỏng trong mắt từ đó giúp giảm áp lực trong mắt. Thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như nhịp tim chậm, huyết áp thấp, khó thở, bất lực, mệt mỏi…
Thuốc nhỏ mắt chủ vận alpha – adrenergic: Loại thuốc này giúp làm giảm việc sản xuất chất lỏng chảy khắp bên trong mắt. Khi dùng thuốc này có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như huyết áp cao, nhịp tim không đều…
Thuốc chứa chất ức chế Rho kinase: Thuốc làm giảm áp lực mắt bằng cách ức chế các enzyme rho kinase là enzyme có vai trò tăng cường sản xuất chất lỏng trong mắt. Dùng thuốc kê đơn này có thể gây khó chịu cho mắt, đỏ mắt.
Thuốc uống kê đơn
Sử dụng thuốc nhỏ mắt ít có tác dụng làm giảm áp lực mắt. Vì vậy, đối với những trường hợp bị cườm nước do tăng áp lực mắt bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc uống chứa chất ức chế anhydrase carbonic.
Những loại thuốc này có tác dụng làm giảm việc sản xuất chất lỏng trong mắt. Sử dụng thuốc có thể gặp phải một số tác dụng phụ như đi tiểu thường xuyên, ngứa ran ở móng tay, móng chân…
Một số biện pháp khác
Ngoài sử dụng thuốc bác sĩ có thể chỉ định một số biện pháp sau:
- Phẫu thuật: Nếu tình trạng cườm nước ở mức độ nặng và không đáp ứng với các thuốc điều trị thì bác sĩ có thể chỉ định thực hiện phẫu thuật mắt.
- Liệu pháp laser: Nếu sử dụng thuốc không làm chậm sự tiến triển của bệnh.
Các biện pháp kết hợp điều trị cườm nước tại nhà
Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ của bác sĩ, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà sau giúp giảm áp lực mắt để bệnh tình nhanh bệnh nhanh cải thiện.
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất tốt cho sức khỏe của mắt như kẽm, selen, vitamin A, E, C…giúp tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh cườm nước trở nên tồi tệ hơn.
- Uống nước thành từng ngụm nhỏ: Mỗi lần uống nước bạn nên uống 1 lượng chất lỏng vừa phải. Không nên uống quá nhiều nước trong thời gian ngắn có thể làm tăng áp lực mắt tạm thời.
- Tập thể dục đúng cách: Thường xuyên có thói quen tập thể dục đúng cách có thể giúp làm giảm áp lực mắt.
- Không sử dụng đồ uống chứa các chất kích thích: Uống nhiều đồ uống chứa các chất kích thích như cà phê…có thể làm tăng áp lực trong mắt. Vì vậy khi bị cườm mắt bạn nên hạn chế sử dụng đồ uống chứa chất kích thích này.
Ngoài những biện pháp trên, để giúp hỗ trợ giảm triệu chứng khó chịu do cườm nước gây ra cho mắt, bạn có thể vệ sinh mắt hàng ngày bằng dung dịch nước rửa mắt EyeFresh.
Dung dịch vệ sinh mắt EyeFresh được tạo nên từ sự kết hợp độc đáo của các dưỡng chất tốt cho sức khỏe của đôi mắt như chondroitin sulfate, sodium chloride, vitamin B6, pro-vitamin B5, allantoin từ thực vật, borneol.
Không chỉ giúp hỗ trợ làm sạch bụi bẩn, gỉ mắt, dị vật trong mắt, phòng ngừa các bệnh về mắt mà còn hỗ trợ làm dịu mắt, giảm cảm giác ngứa, nóng rát.
Cườm nước là gì đã được EyeFresh giải đáp trong bài viết trên. Cần tư vấn thêm về sản phẩm nước rửa mắt EyeFresh, quý độc giả có thể liên hệ hotline 1800 9229 ( miễn cước phí) để được hỗ trợ.
Nguồn tham khảo
Tác giả Mayo Clinic Staff, Glaucoma, mayoclinic.org. Truy cập vào ngày 08/06/2024.