Dịch đau mắt đỏ là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm. Bệnh diễn biến nhanh chóng khiến cho nhiều bậc phụ huynh có con nhỏ lo lắng. Cùng tìm hiểu dịch đau mắt đỏ và những vấn đề cần lưu ý để phòng ngừa qua bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ là bệnh lý thường gặp khiến cho mắt đỏ lên. Bệnh lý này có thể gây nên tình trạng cộm, vướng, đỏ hay chảy dịch ở mắt.
Tình trạng đau mắt đỏ do nhiều nguyên nhân gây nên. Ba nguyên nhân hay gặp nhất gây nên tình trạng này có thể kể đến là:
– Virus: Adenovirus là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất và cũng dễ lây lan nhất gây nên đau mắt đỏ. Ngoài ra, có một số virus có thể dẫn tới bệnh lý này như herpes simplex hoặc virus zoster.
– Vi khuẩn: Các vi khuẩn thường khiến cho mắt tăng tiết dịch đặc. Một số vi khuẩn thường gây đau mắt đỏ là lậu cầu, liên cầu, tụ cầu, bạch hầu,..
– Dị ứng: Phấn hoa, lông động vật hoặc bất kỳ chất nào khiến cho kết mạc bị kích ứng cũng có thể dẫn tới đau mắt đỏ.
Dịch đau mắt đỏ vào tháng mấy?
Mặc dù đau mắt đỏ thường diễn ra quanh năm nhưng vào mùa hè thu đặc biệt là mùa tựu trường số ca đau mắt đỏ có xu hướng gia tăng nhanh chóng.
Một số lý do dẫn đến tình trạng này như:
– Vào thời điểm giao mùa, vi sinh vật dễ dàng phát triển nhanh chóng gây nên tình trạng đau mắt đỏ. Mặt khác, thời gian ủ bệnh thường ngắn nên bệnh có thể nhanh chóng bùng phát thành dịch.
– Mùa tựu trường, trẻ em thường trở lại trường học, những đối tượng này chưa có ý thức trong việc tránh lây nhiễm nên dễ mắc bệnh hơn.
Bệnh đau mắt đỏ lây truyền thế nào?
Mặc dù nhìn vào mắt người đau mắt đỏ không gây bệnh như nhiều người tưởng tượng nhưng bệnh lý này rất dễ lây lan. Một số đường lây truyền phổ biến có thể kể đến là:
– Tiếp xúc với tay, đồ vật hoặc nước bị nhiễm chất tiết của người bệnh.
– Bắt tay, ôm hoặc tiếp xúc thân thể với người bệnh.
– Sau khi tiếp xúc với những đồ vật hàng ngày của người bệnh hoặc những vật dụng mà người mắc bệnh đã chạm vào như tay nắm cửa, tay vịn xe bus, người lành thực hiện hành động dụi mắt mà không vệ sinh tay đầy đủ.
– Tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm.
– Dùng thuốc nhỏ mắt mà người bệnh đã sử dụng.
Bị đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi?
Tùy vào từng nguyên nhân cũng như mức độ của bệnh mà thời gian khỏi bệnh sẽ khác nhau như:
– Viêm kết mạc do virus: Thường tự khỏi sau 7-14 ngày mà không cần điều trị.
– Viêm kết mạc do vi khuẩn: Trong trường hợp các triệu chứng nhẹ, người bệnh có thể không cần sử dụng kháng sinh, các triệu chứng sẽ cải thiện sau 2-5 ngày. Nếu tình trạng này nặng hơn, người bệnh cần phải điều trị kháng sinh, các triệu chứng sẽ cải thiện sau 7-10 ngày.
– Viêm kết mạc do dị ứng: Khi loại trừ các tác nhân gây bệnh ra khỏi mắt thì các triệu chứng sẽ giảm ngay.
Bị đau mắt đỏ nên làm gì?
Khi bị đau mắt đỏ, nếu xác định nguyên nhân chính xác là do virus gây nên, người bệnh cần được cách ly để tránh lây nhiễm sang những người khác. Ngoài ra, những người lành sống chung với người bệnh cũng nên rửa tay, vệ sinh mắt thường xuyên để tránh mắc bệnh.
Với nguyên nhân do vi khuẩn gây ra, triệu chứng xuất hiện bao gồm tình trạng mắt xuất hiện dịch tiết đặc có màu vàng hoặc xanh. Lúc này, người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được chỉ định thuốc sử dụng phù hợp kèm theo những tư vấn vệ sinh mắt có hiệu quả.
Với nguyên nhân do các chất gây dị ứng, người bệnh chỉ cần rửa sạch mắt và sử dụng thuốc chống dị ứng là có thể cải thiện nhanh chóng triệu chứng mắt bị đau.
Làm thế nào để phòng ngừa đau mắt đỏ?
Do đau mắt đỏ là bệnh lý quanh năm nên bất cứ thời điểm nào mọi người cũng cần nêu cao tinh thần chủ động phòng chống bệnh đau mắt đỏ với những hành động như:
– Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt là sau khi ở những khu vực công cộng tiếp xúc với nhiều người.
– Không đưa tay lên dụi mắt.
– Không dùng chung những vật dụng cá nhân như khăn mặt, khẩu trang, thuốc nhỏ mắt.
– Vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày.
– Hạn chế tiếp xúc với người đau mắt đỏ.
Nếu cha mẹ đang không biết tìm nước rửa mắt nào phù hợp với trẻ em thì có thể cân nhắc sử dụng dung dịch vệ sinh và dưỡng mắt EyeFresh với cơ chế 3 trong 1: Làm sạch – Dịu mắt – Dưỡng ẩm để giúp hỗ trợ phòng ngừa bệnh:
– Giúp làm sạch bụi bẩn, gỉ mắt, cặn trang điểm, dị vật trong mắt, phòng ngừa các bệnh về mắt.
– Hỗ trợ làm dịu mắt, giảm cảm giác ngứa, nóng rát, khó chịu ở mắt, cải thiện tình trạng mờ mắt, mỏi mắt.
– Dưỡng ẩm, giảm khô mắt và cung cấp dưỡng chất cho mắt phục hồi sau một ngày dài học tập và làm việc căng thẳng, tiếp xúc nhiều với màn hình điện thoại và máy tính.
Sản phẩm được đánh giá là an toàn và lành tính phù hợp cho cả trẻ nhỏ (dùng khi có sự kiểm soát của người lớn).
Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin về dịch đau mắt đỏ. Đây là bệnh lý thường gặp, đặc biệt là vào mùa tựu trường. Vì vậy, cha mẹ nên trang bị cho con mình những kiến thức để tránh mắc phải bệnh lý này nhé!
Nếu cần tìm hiểu thông tin về đau mắt đỏ hoặc tư vấn chuyên sâu về sản phẩm chăm sóc mắt, mời độc giả liên hệ theo số hotline miễn cước 1800 9229 để được Dược sĩ chuyên môn hỗ trợ.
Tài liệu tham khảo
1. Đau mắt đỏ gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, phát hiện sớm ổ dịch, không để thiếu thuốc, Bộ Y tế, truy cập ngày 28/06/2024
2. Số ca đau mắt đỏ ngày càng gia tăng: Đâu là nguyên nhân? Đau mắt đỏ là gì?, Trung tâm Y tế quận 10, truy cập ngày 28/06/2024