“Đục thủy tinh thể có chữa được không?” là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Cùng tìm hiểu đục thủy tinh thể là gì cũng như những vấn đề liên quan đến điều trị thủy tinh thể bị đục qua bài viết dưới đây nhé!
Đục thủy tinh thể là gì?
Thủy tinh thể là bộ phận khúc xạ ánh sáng, giúp ánh sáng chiếu nhiều hướng vào mắt tập trung lại tại một điểm nằm trên võng mạc. Thủy tinh thể ban đầu có cấu tạo trong suốt nhưng theo thời gian, do lão hóa do những nguyên nhân khác khiến cho môi trường này trở nên đục. Tình trạng này ngăn cản ánh sáng vào mắt và ảnh hưởng rất lớn đến thị lực.
Đục thủy tinh thể hay gặp ở người cao tuổi và tiến triển từ từ. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn có thể gặp ở trẻ sơ sinh và những đối tượng có các yếu tố nguy cơ khác.
Nguyên nhân đục thủy tinh thể
Đục thủy tinh thể là một trong những bệnh lý về mắt phổ biến, gây suy giảm thị lực nghiêm trọng, đặc biệt ở người cao tuổi. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh, gây lo ngại cho nhiều bậc phụ huynh.
Dưới đây là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này ở cả trẻ sơ sinh và người cao tuổi:
Nguyên nhân đục thủy tinh thể ở trẻ sơ sinh
– Di truyền: Các yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng, có thể khiến trẻ sơ sinh bị đục thủy tinh thể ngay từ khi chào đời.
– Nhiễm virus trong thai kỳ: Nếu người mẹ bị nhiễm virus như rubella hoặc sởi trong thai kỳ, đặc biệt trong 6 tháng đầu, nguy cơ trẻ bị đục thủy tinh thể là rất cao.
– Suy dinh dưỡng và thiếu vitamin: Thiếu hụt dinh dưỡng và vitamin trong quá trình mang thai có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thủy tinh thể ở trẻ.
Nguyên nhân đục thủy tinh thể ở người cao tuổi
– Biến tính protein: Ở người cao tuổi, quá trình lão hóa làm cho protein trong thủy tinh thể biến tính. Hàm lượng protein không hòa tan tăng lên, khiến thủy tinh thể dần bị đục.
– Viêm võng mạc sắc tố: Tình trạng này thúc đẩy quá trình đục thủy tinh thể diễn ra nhanh hơn.
Các nguyên nhân khác gây đục thủy tinh thể
– Viêm mống mắt: Gây ra sự thay đổi cấu trúc và tính chất của thủy tinh thể.
– Tăng nhãn áp: Áp suất cao bên trong mắt có thể làm tổn thương thủy tinh thể.
– Cận thị nặng: Cận thị ở mức độ nặng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thủy tinh thể.
– Loét giác mạc và chấn thương mắt: Các tổn thương vật lý hoặc nhiễm trùng mắt có thể trực tiếp làm thủy tinh thể bị đục.
Đục thủy tinh thể có nguy hiểm không?
Đục thủy tinh thể là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng mù lòa cao nhất trên thế giới. Mặc dù, đục thủy tinh thể gây suy giảm tầm nhìn từ từ, nhưng nhiều người vẫn không quan tâm đến bệnh lý này. Đây là lý do khiến số ca mắc bệnh tăng cao.
Đục thủy tinh thể nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều vấn đề nguy hiểm như suy giảm tầm nhìn. Tình trạng nàycó thể gây khó khăn trong việc thực hiện những công việc hàng ngày, di chuyển hay tham gia các hoạt động xã hội khác.
Chính vì lý do này mà khi thị lực suy giảm, đặc biệt là khi xuất hiện tầm nhìn đôi hoặc quầng sáng xung quanh đèn, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị sớm đục thủy tinh thể.
Đục thủy tinh thể có chữa được không?
Đục thủy tinh thể hoàn toàn có thể được chữa khỏi bằng phẫu thuật thay thế thủy tinh thể bị đục bằng một thấu kính có chức năng tương tự. Mổ đục thủy tinh thể phải trải qua các bước như sau:
Khám trước phẫu thuật
Hầu hết bệnh nhân đục thủy tinh thể đều là người cao tuổi, thường xuyên mắc các bệnh lý nền. Do đó, để đảm bảo phẫu thuật thành công, người bệnh cần tiến hành đánh giá sơ lược tình trạng sức khỏe trước khi thực hiện phẫu thuật.
Khám mắt trước khi phẫu thuật bao gồm những xét nghiệm như:
– Đánh giá chức năng của mắt bao gồm nhận thức ánh sáng, màu sắc.
– Đo áp lực nội nhãn.
– Đánh giá những tổn thương đáy mắt.
Với những người mắc các bệnh lý nền, thời gian phẫu thuật, phương pháp phẫu thuật càng được các bác sĩ chú ý nhiều hơn.
Chăm sóc sau phẫu thuật
Mặc dù người bệnh sau phẫu thuật hồi phục rất nhanh nhưng để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, người bệnh nên tuân thủ hướng dẫn sau:
– Tránh tự lái xe về nhà.
– Nhỏ thuốc đúng giờ. Lưu ý, cần phải rửa tay trước khi nhỏ thuốc, đảm bảo đầu nhỏ không chạm vào mắt và tay để tránh nhiễm khuẩn.
– Không hút thuốc và uống rượu, tránh ăn những thực phẩm cay nóng, ăn nhiều rau xanh và hoa quả.
– Không ăn đồ quá cứng.
– Không mang vác nặng hoặc cúi đầu nhiều.
– Hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử.
– Vết mổ cần khoảng 3 tuần để có thể lành hoàn toàn. Lưu ý, với những bệnh nhân đái tháo đường thì quá trình này sẽ dài hơn.
– Tránh gió và cát vào mắt. Khi bụi vào mắt tuyệt đối không được dụi mà cần dùng những dung dịch rửa mắt để loại bỏ bụi bẩn.
– Khi xuất hiện những dấu hiệu nguy hiểm như đau nhức quanh hốc mắt, nhìn mờ, đỏ mắt nhiều, thấy chớp sáng hoặc các vệt đen trong thị trường thì người bệnh cần đến ngay cơ sở phẫu thuật để được thăm khám lại.
Biến chứng sau phẫu thuật
Thay thế thủy tinh thể bị đục là một trong những phẫu thuật có độ an toàn cao. Tuy nhiên, do đây là một can thiệp trực tiếp vào mắt, nên có thể xuất hiện một số biến chứng sau:
– Xuất huyết trong mắt dẫn tới mất thị lực.
– Tăng nhãn áp.
– Bong võng mạc.
– Sụp mí mắt.
– Sưng giác mạc.
Đặc biệt, những người có một số bệnh lý về mắt sẽ có nguy cơ xuất hiện những biến chứng cao hơn những người khác.
Mong rằng bài viết đã trả lời cho bạn câu hỏi “đục thủy tinh thể có chữa được không?”. Đây là bệnh lý có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, mọi người nên đến các cơ sở Nhãn khoa khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh lý này nhé!
Nếu cần tìm hiểu thông tin về đục thủy tinh thể hoặc tư vấn chuyên sâu về sản phẩm chăm sóc mắt, mời độc giả liên hệ theo số hotline miễn cước 1800 9229 để được Dược sĩ chuyên môn hỗ trợ.
Tài liệu tham khảo
What to know about cataract surgery, Medical News Today, truy cập ngày 18/07/2024