Hàng ngày, bạn phải sử dụng nhiều những dụng cụ trang điểm và chăm sóc da mặt. Vậy bạn có biết “Dụng cụ chăm sóc da mặt của bạn bẩn đến mức nào không?”. Cùng tìm hiểu câu trả lời cũng như những biện pháp hạn chế nhiễm trùng mắt do các dụng cụ trang điểm qua bài sau.
Dụng cụ chăm sóc da mặt của bạn bẩn đến mức nào?
Các dụng cụ trang điểm cũng như chăm sóc da mặt là một phần quan trọng trong thói quen hàng ngày. Một nghiên cứu đã lấy mẫu từng vật phẩm và tiến hành đo đơn vị hình thành khuẩn lạc (CFU – đơn vị dùng để định lượng vi sinh vật còn sống) trên mỗi dụng cụ.
– Eyeliner: 3720 CFUs/cm2
– Cọ trang điểm: 222 CFUs/cm2
– Che mắt: 77 CFUs/cm2
– Bấm mi: 78.888 CFUs/cm2
Trong tất cả những sản phẩm này có hai loại vi khuẩn chính được tìm thấy đó là trực khuẩn và cầu khuẩn. Đây là nguyên nhân dẫn tới các bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng mắt.
Để hiểu rõ hơn về mức độ vi khuẩn này có mức độ tương quan thế nào đối với những vật dụng hàng ngày trong gia đình mà nhiều người vẫn cho là chứa đầy vi khuẩn:
– Vòi nước trong phòng bếp sạch hơn 24 lần bấm mi.
– Bát đựng đồ ăn cho thú cưng sạch hơn 2,5 lần so với eyeliner.
– Bồn cầu sạch hơn 8 lần so với cọ trang điểm.
– Vòi nước trong phòng tắm sạch hơn 4 lần so với che mắt.
Các dụng cụ trang điểm gây nhiễm trùng mắt thế nào?
Những sản phẩm trang điểm nếu sử dụng trong thời gian dài mà không được vệ sinh hay thay thế có thể dẫn tới nhiễm trùng mắt. Theo FDA, các dụng cụ trang điểm khi mới mua về thường an toàn và không bị nhiễm bẩn tuy nhiên khi sử dụng thường xuyên có thể truyền vi khuẩn trên da, mắt sang cọ mỹ phẩm.
Lông mi và mí mắt tự nhiên đều có chứa những vi khuẩn vì vậy mascara hoặc eyeliner sẽ nhiễm vi khuẩn trong quá trình sử dụng. Sau đó, các dụng cụ này sẽ được đưa trở lại hộp đựng – nơi tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn có thể tích tụ và sinh sôi theo thời gian.
Khi vi khuẩn xâm nhập vào kết mạc giác mạc hoặc theo những vết thương di chuyển vào sâu hơn có thể dẫn tới một số triệu chứng nhiễm trùng mắt như:
– Mắt đỏ.
– Đau nhức mắt.
– Chảy dịch bất thường trong mắt.
– Chảy nước mắt.
– Tăng tính nhạy cảm với ánh sáng.
– Mắt sưng.
– Ngứa.
– Mờ mắt.
Một số loại nhiễm trùng mắt hay gặp
Khi bị các vi khuẩn tấn công vào mí mắt, lông mi hay các cấu trúc khác nằm sâu hơn sẽ dẫn tới một số bệnh lý như:
– Lẹo: Đây là tình trạng nhiễm trùng mí mắt gây ra một cục u đỏ, mềm gần rìa mí mắt. Lẹo thường là do tuyến dầu bị tắc ở mí mắt hoặc gốc lông mi.
– Viêm bờ mi: Là tình trạng viêm ở mí mắt gây nên tình trạng mí mắt sưng đỏ và lông mi đóng vảy.
– Viêm kết mạc: Đây là tình trạng viêm hay gặp. Một số tình trạng thường gặp có thể kể đến như tăng sản xuất nước mắt, mắt màu đỏ, cảm giác kích ứng, ngứa và nóng rát quanh mắt.
– Viêm màng bồ đào: Đây là tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng trong mắt, nếu không được điều trị thích hợp có thể dẫn tới mù lòa. Các triệu chứng có thể xuất hiện bao gồm đỏ mắt, mí mắt sưng, nhạy cảm với ánh sáng mạnh, mủ bên trong mắt.
Mẹo tránh nhiễm trùng mắt khi trang điểm
Để ngăn ngừa nhiễm trùng mắt, bạn có thể thực hiện theo các hướng dẫn sau:
– Thay đồ trang điểm sau 3-4 tháng sử dụng.
– Không dùng chung mỹ phẩm vì có thể xảy ra tình trạng lây nhiễm chéo khi hai người khác nhau sử dụng chung đồ trang điểm.
– Không sử dụng các loại mỹ phẩm gây ra kích ứng mắt. Nếu các triệu chứng dị ứng vẫn tiếp diễn, người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được can thiệp kịp thời.
– Bảo quản các dụng cụ trang điểm ở những khu vực sạch sẽ, khô thoáng.
– Rửa tay trước khi thực hiện trang điểm.
– Không trang điểm khi mắt xuất hiện tình trạng đỏ, kích ứng hay viêm.
– Luôn tẩy trang trước đi ngủ. Sản phẩm tẩy trang được lựa chọn cần dịu nhẹ, không chứa các chất gây dị ứng.
– Vệ sinh sạch sẽ kính áp tròng để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn. Lưu ý, người sử dụng kính áp tròng cũng có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn.
Ngoài ra, bạn cũng cần vệ sinh mắt hàng ngày sau khi tẩy trang để loại bỏ hoàn toàn những cặn trang điểm. Dung dịch vệ sinh và dưỡng mắt EyeFresh không chỉ giúp làm sạch sâu,loại bỏ cặn trang điểm, bụi bẩn, gỉ mắt, phòng ngừa các bệnh về mắt mà còn mang đến 2 công dụng khác như:
– Hỗ trợ làm dịu mắt, giảm cảm giác ngứa, nóng rát, khó chịu ở mắt, cải thiện tình trạng mờ mắt, mỏi mắt.
– Dưỡng ẩm, giảm khô mắt và cung cấp dưỡng chất cho mắt phục hồi sau một ngày dài học tập và làm việc căng thẳng, tiếp xúc nhiều với màn hình điện thoại và máy tính.
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin về vấn đề “Dụng cụ chăm sóc da mặt của bạn bẩn đến mức nào?”. Bạn nên thay thế các sản phẩm trang điểm thường xuyên cũng như chăm sóc mắt hàng ngày để mắt luôn sáng, khỏe, đẹp.
Nếu cần tư vấn chuyên sâu về sản phẩm chăm sóc mắt, mời độc giả liên hệ theo số hotline miễn cước 1800 9229 để được Dược sĩ chuyên môn hỗ trợ.
Tài liệu tham khảo
1. How dirty are your facial tools?, All About Vision, truy cập ngày 08/08/2024
2. How do you treat an eye infection from makeup?, All About Vision, truy cập ngày 08/08/2024