Cận thị đang có xu hướng tăng nhanh trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, việc phát hiện sớm bệnh lý này vẫn chưa được chú trọng khiến cho tỷ lệ người được điều trị bệnh lý này ở giai đoạn đầu còn khá ít. Cùng tìm hiểu những dấu hiệu của cận thị nhẹ để kịp thời điều trị và tránh gia tăng độ cận qua bài viết dưới đây nhé!
Dấu hiệu của cận thị nhẹ
Cận thị là bệnh lý mà có thể nhìn thấy các vật ở gần nhưng gặp khó khăn trong quá trình nhìn các vật ở xa. Cận thị nhẹ được định nghĩa là tình trạng cận mà thấu kính phân kỳ cần để đưa vật thể vào đúng tiêu điểm (trung tâm võng mạc) có số đo dưới 3 diop.
Cận thị nhẹ thường chỉ ảnh hưởng tới một số hoạt động nhất định trong cuộc sống nên sẽ không xuất hiện nhiều như các dấu hiệu của cận thị nặng. Vì vấn đề này nên cận thị nhẹ rất dễ nhầm lẫn với dấu hiệu của cận thị giả (tình trạng rối loạn điều tiết của mắt). Người bệnh thường ít khi được phát hiện trong giai đoạn này. Một số dấu hiệu của cận thị nhẹ có thể kể đến:
– Không nhìn thấy chữ hay các vật ở khoảng cách xa.
– Thị lực có thể mờ hoặc nhòe khi đọc sách, xem tivi hay tập trung làm việc trong thời gian dài.
– Mỏi mắt, khó chú ý vào tài liệu.
– Đau mắt chảy nước mắt khi tập trung làm việc, không cải thiện sau khi nghỉ ngơi đầy đủ.
– Đôi khi xuất hiện nhức mỏi mắt và đau đầu.
– Nhạy cảm với ánh sáng mạnh.
Dấu hiệu bị cận thị ở trẻ em thường khó phát hiện do trẻ cố gắng nheo mắt hoặc đưa mắt đến gần vật trong phạm vi nhìn thấy mà không nói với cha mẹ. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên theo dõi hành động của trẻ để phát hiện sớm tình trạng cận thị.
Đôi khi, trẻ có thể không thích đọc sách, vẽ, tô màu hoặc thường xuyên nhìn sang vở của bạn ngồi gần thay vì nhìn lên bảng. Điều này có thể là gợi ý của tình trạng cận thị ở lứa tuổi này. Tốt nhất, để xác định chính xác câu hỏi “Làm sao để biết mắt có bị cận hay không?” cha mẹ nên đưa trẻ đi khám định kỳ để phát hiện sớm bệnh lý này vì đôi khi phụ huynh có thể không phát hiện ra những thay đổi rất nhỏ của con trẻ.
Cận thị nhẹ có chữa được không?
Khi mắc cận thị, người bệnh cần phải được điều trị thích hợp. Một số cách khắc phục cận thị trong giai đoạn này là:
– Độ cận nhỏ hơn -1 diop: Thị lực của người bệnh chưa ảnh hưởng nhiều nên chỉ cần đeo kính trong những trường hợp cần phải hoạt động mắt cường độ cao và kéo dài như làm việc, đọc sách, nhìn xa (tham gia giao thông).
– Độ cận từ -1 diop đến nhỏ hơn -2 diop: Cần đeo kính thường xuyên hơn trong những trường hợp đọc sách, lái xe, nhìn xa hoặc sử dụng các thiết bị điện tử.
– Độ cận từ -2 đến -3 diop: Nên sử dụng kính thường xuyên trong đời sống để tránh mắt phải điều tiết quá nhiều.
Nhiều người cho rằng cận thị nhẹ không nên đeo kính vì sẽ gây nên sự phụ thuộc mắt vào kính hoặc làm tăng độ cận nhanh chóng. Tuy nhiên, đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm. Kính cận là công cụ hỗ trợ để giảm nhẹ quá trình điều tiết của mắt. Nếu không sử dụng kính, mắt phải điều tiết nhiều hơn khiến cho mắt cận nặng hơn, thị lực suy giảm nhanh hơn. Đây cũng là lý do vì sao cần phải phát hiện và tiến hành điều trị cận thị ngay từ khi độ cận còn thấp.
Làm thế nào để cận thị nhẹ không tiến triển?
Khi mắc cận thị, người bệnh cần phải được điều trị thích hợp. Một số cách khắc phục cận thị trong giai đoạn này là:
– Điều chỉnh thời gian sử dụng các thiết bị điện tử: Tổ chức nhiều hoạt động ngoài trời cho trẻ, giới hạn thời gian sử dụng các thiết bị điện tử.
– Thuốc nhỏ mắt: Dùng thuốc nhỏ mắt atropin 0,01% hàng ngày giúp ngăn ngừa cận thị tiến triển trong vài năm.
– Ortho-K: Giúp làm chậm quá trình phát triển của cận thị. Tuy nhiên, cha mẹ nên theo dõi thật kỹ khi sử dụng loại kính này để tránh tăng nguy cơ nhiễm trùng ở trẻ.
Với những người cận thị nhẹ (kể cả người lớn và trẻ nhỏ) cần thực hiện đeo kính đúng độ để tránh tăng độ cận không cần thiết. Ngoài việc thực hiện một số chỉ định điều trị từ bác sĩ, người bệnh cũng nên tuân thủ một số hướng dẫn sau để tránh tăng độ cận:
– Vệ sinh và chăm sóc mắt hằng ngày: Sử dụng nước rửa mắt không chỉ giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và tạp chất khỏi mắt một cách hiệu quả mà còn cung cấp độ ẩm, giúp mắt luôn trong trạng thái tốt nhất.
– Bổ sung các chất dinh dưỡng cho mắt với các loại thực phẩm có chứa chất dinh dưỡng có lợi cho mắt như vitamin A, vitamin B, vitamin C, Omega-3, Lutein để tăng cường sức khỏe thị giác.
– Hạn chế những thói quen gây hại cho mắt như sử dụng điện thoại trong thời gian dài, làm việc ở những nơi ánh sáng quá yếu, không cho mắt nghỉ ngơi sau khi làm việc tập trung, làm việc sai tư thế.
– Thực hiện các bài luyện tập tốt cho mắt, tốt nhất nên dành ra 15-20 phút mỗi ngày để giúp thị lực khỏe mạnh.
– Duy trì thói quen khám mắt thường xuyên.
– Làm việc trong môi trường đầy đủ ánh sáng, nên chỉnh màn hình máy tính ở độ sáng vừa phải kết hợp đảm bảo khoảng cách từ màn hình máy tính đến mắt dao động từ 50-70cm.
Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn các dấu hiệu cảu cận thị nhẹ. Tình trạng này thường khó được phát hiện do người bệnh chưa thật sự chú trọng phát hiện bệnh lý này trong những giai đoạn đầu. Mọi người cần để ý những thay đổi nhỏ trong hành động nhìn của mình để nhận biết sớm dấu hiệu của cận thị nhẹ để có thể được can thiệp kịp thời tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra.
Nếu cần tìm hiểu thông tin về cận thị hoặc tư vấn chuyên sâu về sản phẩm chăm sóc mắt, mời độc giả liên hệ theo số hotline miễn cước 1800 9229 để được Dược sĩ chuyên môn hỗ trợ.
Tài liệu tham khảo
1.Your Guide to Nearsightedness Levels and Progression, Healthline, truy cập ngày 06/05/2024
2.Myopia (Nearsightedness), Cleveland Clinic, truy cập ngày 06/05/2024