Hiểu đúng về khô mắt để biết cách khắc phục hiệu quả

Xuất bản: UTC +7

Khô mắt có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi, dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được chăm sóc kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của đôi mắt.

Tìm hiểu về bệnh khô mắt

Khô mắt là hậu quả của tình trạng mắt không tiết đủ nước mắt để bôi trơn cho mắt. Ban đầu khi mắt mới bị khô, bạn có thể cảm thấy mắt có cảm giác khó chịu, có thể bị cay hoặc bỏng rát, ngứa, chảy nước mắt, đôi khi có thể cảm thấy mắt giống như bị cào xước, có cát hoặc có sạn ở bên trong.

Ban đầu, khô mắt thường không gây hại, tuy nhiên khi không được chăm sóc đúng cách hoặc điều trị sớm, khô mắt có thể tiến triển rất nhanh thành bệnh mạn tính. Không những vậy, khi mắt bị khô kéo dài có thể khiến mắt bị tổn thương trầm trọng hơn, dễ bị nhiễm trùng, ảnh hưởng đến tầm nhìn và chất lượng cuộc sống bị giảm sút.

Nguyên nhân gây khô mắt

Theo các chuyên gia nhãn khoa khô mắt xảy ra có thể là do rất nhiều nguyên nhân, điển hình thường do những nguyên nhân dưới đây:

Giảm sản xuất nước mắt

Khô mắt xảy ra khi tuyến lệ không tiết đủ nước mắt để bôi trơn. Mắt giảm sản xuất nước có thể là do mắc phải một số bệnh lý như dị ứng về mắt, hội chứng Sjogren, viêm khớp dạng thấp…

Chất lượng nước mắt không tốt, dễ bốc hơi

Màng nước mắt thường có 3 lớp gồm lớp chất béo, dịch nước và chất nhầy. Trong đó, lớp chất béo có tác dụng hạn chế sự bốc hơi của nước, lớp nhầy có vai trò giúp nước mắt trên giác mạc được dàn đều.

Khô mắt có thể là do môi trường làm việc, thói quen sinh hoạt, do mắc các bệnh lý

Khi nước mắt không được dàn đều hoặc bị bốc hơi quá nhanh sau khi tiết ra có thể khiến mắt hay bị khô. Chất lượng nước mắt không tốt, nước mắt bị bốc hơi nhanh có thể là do mắt gặp phải một số vấn đề sau:

– Tuyến meibomian bị tắc thường gặp hơn ở những người mắc bệnh rosacea hoặc mắc rối loạn về da.

– Viêm bờ mi làm rối loạn chức năng tuyến meibomian

– Không có thói quen chớp mắt hoặc chớp mắt ít như mắc bệnh Parkinson, hoặc do tính chất công việc phải thường xuyên làm việc với màn hình máy tính, lái xe, thói quen đọc sách,…

– Mắc các vấn đề về mí mắt như mí mắt hướng ra ngoài, mí mắt quay vào trong…

– Tiếp xúc nhiều với tác nhân từ môi trường bên ngoài như gió, bụi, khói…

– Thiếu vitamin A 

– Do tác dụng của thuốc nhỏ mắt, thuốc điều trị mắt

– Đeo kính áp tròng làm giảm nhạy cảm dây thần kinh giác mạc.

Lão hóa

Lão hóa mắt là một quy luật tự nhiên của cơ thể. Theo thời gian mắt sẽ bị lão hóa làm tuyến lệ của mắt bị teo, xơ hóa, tắc nghẽn  khiến mắt bị khô. Tình trạng này thường hay gặp nhất ở người già.

Phẫu thuật mắt

Thực hiện một số cuộc phẫu thuật mắt có thể làm tăng nguy cơ làm mắt bị khô như phẫu thuật đục thủy tinh thể, phẫu thuật giác mạc, lasik,…

Tác dụng phụ của thuốc tây

Sử dụng một số loại thuốc điều trị như thuốc kháng histamin, liệu pháp thay thế hormone, thuốc thông mũi, thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị cao huyết áp…có thể khiến mắt bị khô.

Ngoài ra, khô mắt còn có thể là do biến chứng khi mắc phải một số bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì, rối loạn tuyến giáp…

Triệu chứng của khô mắt

Khi bị khô mắt bạn có thể cảm thấy như có thứ gì trong mắt mà không thể thoát ra được. Ngoài triệu chứng điển hình trên, tuy vào nguyên nhân gây bệnh mà mỗi người sẽ có các biển hiện khác nhau như:

– Đôi mắt có ngấn nước, nước mắt chảy dài trên má.

– Cảm giác mắt rất nhạy cảm với ánh sáng, khói và gió.

Triệu chứng điển hình khi mắt bị khô là mắt khó chịu, ngứa, đỏ

– Tầm nhìn mắt bị mờ hoặc thay đổi.

– Mắt bị châm chích, đốt.

– Đỏ mắt, ngứa ngáy trong mắt

– Xuất hiện chất nhầy dạng sợi trong và xung quanh mắt của bạn.

– Có cảm giác mi mắt dính vào nhãn cầu khi chớp mắt

– Một số trường hợp có thể gặp khó khăn khi lái xe vào ban đêm.

Theo các chuyên gia nhãn khoa, nếu mắt của bạn gặp phải những triệu chứng trên kèm theo tình trạng bị ngứa, đỏ, khó chịu trong thời gian dài, mờ mắt, hoặc mắt bị giảm thị lực đột ngột thì bạn nên tới cơ sở khám bệnh uy tín để được hỗ trợ kịp thời.

Bác sĩ có thể thực hiện một số biện pháp như thăm khám mắt, đo thị lực mắt, hỏi thăm tiền sử bệnh về mắt, tiền sử mắc các bệnh lý khác, đo lượng nước mắt, tốc độ bốc hơi của mắt, kiểm tra chấn thương vùng mắt…để xác định nguyên nhân cũng như mức độ khô của mắt từ đó có biện pháp chăm sóc và hỗ trợ điều trị kịp thời.

Các thuốc điều trị khô mắt

Mục đích của việc điều trị là hỗ trợ giúp cải thiện lượng nước trong mắt của bạn, giúp giảm bớt các triệu chứng, làm dịu đôi mắt của bạn, hỗ trợ giúp bạn nhìn rõ hơn. Ngoài ra, việc điều trị khô mắt còn hỗ trợ giúp giảm thiểu hoặc tránh tổn thương bề mặt mắt.

Tùy thuộc vào mức độ khô của mắt, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc điều trị phù hợp dưới đây:

Thuốc nhỏ mắt tại chỗ: Thường được dùng để điều trị tình trạng viêm ở tuyến nước mắt giúp cải thiện số lượng và chất lượng của nước mắt.

Thuốc mỡ: Nếu bạn bị khô mắt khi ngủ, bác sĩ có thể sử dụng thuốc bôi trơn đặc hơn vào ban đêm để hỗ trợ giảm tình trạng khô mắt.

Thuốc xịt mũi: Khi tình trạng khô mắt của bạn có nguyên nhân do giảm kích thích dây thần kinh sinh ba, bác sĩ có thể chỉ định thuốc xịt mũi có tác dụng kích thích trực tiếp dây thần kinh sinh ba.

Thuốc nhỏ mắt nhân tạo: Nếu mức độ khô mắt của bạn nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc nhỏ mắt nhân tạo .

Một số loại thuốc điều trị khô mắt

Tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị khô mắt có thể gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe do đó người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa được sự tư vấn và kê đơn của bác sĩ.

Các biện pháp hỗ trợ điều trị khô mắt tại nhà

Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp hỗ trợ tại nhà được khuyến khích dưới đây để giúp nâng cao hiệu quả trong việc điều trị như:

Sử dụng dung dịch vệ sinh mắt

Vệ sinh mắt đúng cách hàng ngày bằng các sản phẩm dung dịch nước rửa mắt có thể giúp loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn, gỉ mắt, dị vật trong mắt…giúp hỗ trợ phòng ngừa các bệnh về mắt, dưỡng ẩm, giảm khô mắt và cung cấp dưỡng chất cho mắt phục hồi.

Khi bị khô mắt, người bệnh có thể sử dụng các dung dịch vệ sinh và chăm sóc mắt chứa các thành phần tốt cho sức khỏe của đôi mắt như chondroitin,  allantoin, pro-vitamin B5, vitamin B6…có mặt tại hệ thống nhà thuốc và các trang thương mại điện tử để vệ sinh mắt mỗi ngày.

Uống đủ nước mỗi ngày

Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể và được phân bố đồng đều ở khắp các tổ chức, cơ quan khác nhau trong đó có đôi mắt.

Chính vì vậy, nếu không uống đủ nước mỗi ngày, mắt sẽ không có đủ nước trong tuyến lệ. Do đó, uống đủ nước mỗi ngày có thể giúp tuyến lệ sản xuất ra đủ số lượng và chất lượng nước mắt, giúp hỗ trợ hạn chế mắc các vấn đề về mắt.

Massage cho đôi mắt

Hàng ngày, bạn có thể dùng 2 ngón trỏ để massage quanh mắt theo hình vòng tròn khoảng 1 đến 2 phút mỗi lần. Tiếp theo, bạn có thể dùng ngón cái và ngón giữa xóa bóp đầu sóng mũi và xương mặt, di chuyển theo 2 chiều, thực hiện từ 8 đến 10 lần giúp mắt thư giãn.

Chế độ dinh dưỡng khi bị khô mắt

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể nói chung mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của đôi mắt nói riêng. Do đó, ngoài tuân thủ phác đồ điều trị, để cải thiện tình trạng khô mắt người bệnh nên chú ý tới chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Khi bị khô mắt người bệnh nên bổ sung các thực phẩm dưới đây:

Các loại rau xanh lá

Trong các loại rau xanh như rau cải brussels, bông cải xanh…rất giàu các chất chống oxy hóa lutein và zeaxanthin có khả năng giúp bảo vệ mắt khỏi tác hại của ánh sáng xanh. 

Không những vậy, trong các loại rau này còn chứa rất nhiều beta carotene là tiền chất của vitamin A giúp hỗ trợ cải thiện thị lực cho đôi mắt.

Thực phẩm giàu vitamin A, beta caroten

Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, beta caroten sẽ giúp cải thiện thị lực mắt, giảm nguy cơ bị khô mắt. Vì vậy, bạn có thể thường xuyên ăn những thực phẩm giàu vitamin A, beta – carotene như cà rốt, khoai lang, chuối…

Người bị khô mắt nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin A

Trái cây giàu chất chống oxy hóa

Ăn những loại trái cây như cam, chanh, bưởi…giàu chất chống oxy hóa và vitamin C, có thể làm giảm tổn thương cho đôi mắt, giữ cho đôi mắt khỏe mạnh.

Cá giàu omega-3

Thường xuyên ăn các loại cá như cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá thu…cung cấp 1 lượng lớn axit béo omega-3 đã được nghiên cứu khoa học chứng minh có tác dụng giảm viêm, đồng thời bổ sung dưỡng chất omega-3 giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng.

Các loại thịt

Ăn các loại thịt như thịt bò, thịt nạc, thịt đà điểu, thịt gà…giúp bổ sung 1 lượng kẽm dồi dào cho cơ thể. Đây là một loại khoáng chất được tìm thấy trong đôi mắt giúp bảo vệ mắt khỏi bị hư hại.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể hạn chế ăn một số thực phẩm có nguy cơ gây hại đến sức khỏe của đôi mắt dưới đây:

Thực phẩm chế biến sẵn: Ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp, súp…thường chứa hàm lượng natri rất cao nên làm tăng nguy cơ bị huyết áp cao, nguy cơ mắc các bệnh về mắt.

Đồ chiên rán: Thực phẩm chiên rán thường chứa nhiều chất béo bão hòa có thể làm tăng mức cholesterol LDL có hại cho sức khỏe, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường type 2, đột quỵ dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về mắt và bệnh võng mạc.

Rượu bia và chất kích thích: Uống quá nhiều rượu có thể dẫn đến gây đục thủy tinh thể ở mắt. Còn sử dụng quá nhiều chất kích thích như cà phê có thể làm tăng áp lực bên trong mắt hoặc áp lực nội nhãn, làm mắt bị giảm thị lực dẫn đến nguy cơ mù lòa.

 

Hạn chế sử dụng rượu bia và các chất kích thích khi mắt bị khô

Cách phòng ngừa bệnh khô mắt

Để phòng tránh nguy cơ bị khô mắt, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:

– Kiểm soát bệnh nền như tiểu đường làm tăng nguy cơ dẫn đến khô mắt. 

– Hạn chế làm việc trong môi trường nhiều khói bụi.

– Tránh sử dụng máy tính quá nhiều giờ liên tục

– Nên thường xuyên chớp mắt sau 20 phút dùng thiết bị điện tử để mắt được nghỉ ngơi.

– Tránh khói thuốc lá.

– Thiết lập quy tắc 20/20/20 bảo vệ cho đôi mắt

Một số câu hỏi thường gặp về bệnh khô mắt

Bệnh khô mắt có chữa khỏi được không?

Mắt bị khô thường do rất nhiều nguyên nhân gây ra trong đó có thể là do điều kiện môi trường sống và lao động hoặc do tác dụng phụ của thuốc điều trị, do biến chứng của các bệnh lý toàn thân hoặc tại mắt như lupus ban đỏ dị ứng, viêm khớp dạng thấp…

Vì thế hiện nay khô mắt thường được coi là một bệnh mãn tính và chưa có thuốc để điều trị khỏi dứt điểm. Do đó, khi bị khô mắt ở mức độ vừa và nặng thì người bệnh khó có thể tự khỏi được.

Để cải thiện vấn đề này, người bệnh nên sử dụng thuốc theo đơn của các bác sĩ kết hợp vệ sinh mắt đúng cách nhất khi làm việc trong môi trường bụi bẩn giúp hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh.

Bệnh khô mắt có nguy hiểm không?

Khô mắt có thể dấu hiệu cảnh báo cho thấy mắt đang bị tổn thương do tiếp xúc quá nhiều với những tác nhân gây hại từ bên ngoài như khói, bụi bẩn…

Không những vậy, theo các chuyên gia nhãn khoa, trên thực tế khi mắt bị khô còn là dấu hiệu cảnh báo bạn đang có nguy cơ mắc phải các bệnh lý nguy hiểm như bệnh tự miễn (viêm khớp dạng thấp, xơ cứng bì…), dị ứng mắt, viêm bờ mi…Vì vậy, bạn không nên chủ quan khi bị khô mắt.

Nếu có những dấu hiệu cho thấy mắt đang bị khô kèm theo tình trạng đỏ, ngứa vô cùng khó chịu thì bạn cần đi thăm khám và điều trị sớm.

Nếu cần tìm hiểu thêm thông tin về bệnh khô mắt hoặc tư vấn chuyên sâu về sản phẩm hỗ trợ dung dịch vệ sinh và chăm sóc mắt EyeFresh, mời độc giả liên hệ theo số hotline miễn cước 1800 9229 để được Dược sĩ chuyên môn giỏi hỗ trợ.

Tài liệu tham khảo

Tác giả clevelandclinic (2022), Dry Eye, my.clevelandclinic.org. Truy cập ngày 09/05/2024.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *