Mặc dù lão thị và viễn thị đều là những tật khúc xạ khiến cho người bệnh gặp khó khăn trong việc nhìn gần nhưng nguyên nhân cũng như những cách khắc phục cũng tồn tại nhiều điểm khác biệt. Tìm hiểu những sự khác nhau giữa lão thị và viễn thị qua bài viết dưới đây nhé!
Lão thị là gì?
Lão thị là tình trạng thể thủy tinh bị lão hóa khiến cho người bệnh không thể quan sát được những vật ở cự ly gần. Đây là một phần của quá trình lão hóa và thường bắt đầu từ năm 40 tuổi. Do bệnh diễn biến từ từ nên người bệnh có thể không cảm nhận được những sự thay đổi nhỏ cho đến khi nó phát triển rõ rệt khi ở tuổi hơn 60.
Viễn thị là gì?
Viễn thị là tật khúc xạ thường gặp nhất ở trẻ em, khiến người bệnh khó khăn trong việc quan sát những vật ở gần nhưng lại dễ dàng quan sát thấy những vật ở xa. Cùng với sự phát triển của trẻ thì trục nhãn cầu cũng sẽ phát triển giúp cho một số trẻ có thể lấy lại thị lực bình thường sau khi lớn lên.
Dấu hiệu của lão thị và viễn thị
Nhiều triệu chứng của lão thị và viễn thị là giống nhau nên nhiều người vẫn thường nhầm tưởng rằng đây là cùng một bệnh. Tuy nhiên, hai bệnh này vẫn có nhiều sự khác biệt như:
Triệu chứng của lão thị
Một số dấu hiệu của lão thị thường gặp như:
– Tầm nhìn mờ khi người bệnh cố gắng nhìn vào những vật ở gần.
– Mỏi mắt.
– Mọi người luôn phải để sách ra xa để đọc.
– Đau đầu.
Triệu chứng viễn thị
Những người bị viễn thị có thể xuất hiện một số dấu hiệu như:
– Luôn cảm thấy mỏi mắt.
– Mờ mắt khi nhìn các vật ở xạ, trong trường hợp viễn thị nặng người bệnh có thể nhìn mờ ở mọi tầm nhìn.
– Đau đầu.
– Mắt lác.
– Mắt luôn có xu hướng nhìn vào trong hoặc ánh mắt bị lệch sang một bên.
– Có thể xuất hiện đỏ mắt.
Nguyên nhân gây ra lão thị và viễn thị
Mặc dù các dấu hiệu của viễn thị và lão thị tương tự nhau nhưng nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng này là khác nhau. Trong khi viễn thị có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn thì lão thị lại chỉ có một nguyên nhân duy nhất.
Viễn thị xảy ra do chiều dài nhãn cầu từ trước ra sau quá ngắn. Điều này khiến cho ánh sáng tập trung phía sau võng mạc thay vì hiện lên ở trung tâm võng mạc như mắt của người bình thường. Ngoài ra, nếu hai bộ phận có chức năng tập trung ánh sáng là giác mạc hay thủy tinh thể bất thường cũng có thể dẫn tới viễn thị. Đa số mọi người đều mắc viễn thị từ khi sinh ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp chấn thương mắt cũng có thể khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc nhìn gần.
⇒ Bạn có thể tham khảo bài viết: Nguyên nhân viễn thị có thể bạn chưa biết
Nguyên nhân duy nhất dẫn tới tình trạng lão thị là do thể thủy tinh lão hóa khiến cho thủy tinh thể không thể thay đổi linh hoạt như bình thường. Điều này khiến cho ánh sáng không còn tập trung chính xác ở trung tâm võng mạc như trước đây khiến cho tầm nhìn của người bệnh bị ảnh hưởng.
⇒ Bạn có thể tham khảo bài viết: Bật mí nguyên nhân lão thị mà bạn chưa biết
Chẩn đoán lão thị và viễn thị
Để chẩn đoán chính xác các tật khúc xạ, bác sĩ sẽ tiến hành đo thị lực và khám mắt để có thể đưa ra những phương án điều trị chính xác. Cụ thể là:
– Đọc các chữ cái ở các kích thước và khoảng cách khác nhau.
– Nhỏ thuốc giãn đồng tử để quan sát sâu bên trong mắt.
– Đánh giá sức khỏe của cơ mắt.
– Đánh giá phản ứng của đồng tử với ánh sáng.
– Đánh giá tầm nhìn của người bệnh.
– Đo nhãn áp để tầm soát tình trạng tăng nhãn áp.
Cách khắc phục lão thị và viễn thị
Việc điều trị lão thị hay viễn thị đều phụ thuộc vào mức độ nặng của các triệu chứng. Với một số trường hợp, người bệnh có thể không cần điều trị mà không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.
Với viễn thị nhẹ, người bệnh có thể không cần điều trị. Tuy nhiên, khi các triệu chứng này ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, người mắc chứng cận thị có thể phải thực hiện những biện pháp điều trị như:
– Kính thuốc: Dựa vào độ viễn thị đo được, người bệnh được đeo kính phân kỳ phù hợp để giúp cải thiện tầm nhìn.
– Phẫu thuật: Sử dụng laser tạo hình giác mạc để ánh sáng tập trung ở võng mạc.
– Thấu kính nội nhãn: Dùng một thấu kính đặt trước thủy tinh thể nhằm mục đích tập trung ánh sáng.
Với lão thị ở mức độ nhẹ, người bệnh nên thay đổi thói quen sinh hoạt mà không cần sử dụng những vận dụng để cải thiện tầm nhìn
– Tăng kích thước của chữ.
– Sử dụng đèn sáng hơn khi đọc chữ.
Trong trường hợp các triệu chứng của lão thị nặng hơn, người bệnh sẽ được tư vấn sử dụng kính thuốc hoặc kính áp tròng để giảm bớt triệu chứng.
Có thể ngăn ngừa viễn thị hay lão thị không?
Đáng buồn thay chúng ta không thể ngăn ngừa tình trạng viễn thị hay lão thị do nguyên nhân chủ yếu dẫn tới viễn thị thường xuất hiện từ khi sinh ra. Và tình trạng lão thị lại là tình trạng lão hóa vốn có của mỗi con người.
Khi nào cần khám bác sĩ?
Khi tầm nhìn thay đổi, người bệnh nên đến các cơ sở Nhãn khoa để được tư vấn và điều trị thích hợp. Cha mẹ nên theo dõi các biểu hiện của trẻ như thường xuyên phải để xa màn hình mới nhìn thấy, mỗi khi học xong đều cảm thấy nhức đầu hay luôn phải nheo mắt khi nhìn gần,… và nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được đánh giá chính xác.
Ngoài ra, nếu xuất hiện những thay đổi đột ngột về thị lực dưới đây người bệnh cần phải đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị:
– Thị lực giảm đột ngột.
– Tầm nhìn thu hẹp.
– Xuất hiện đốm đen trong tầm nhìn.
Mong rằng bài viết đã lý giải cho bạn những sự khác nhau cơ bản giữa lão thị và viễn thị. Mặc dù không thể phòng ngừa những bệnh lý này nhưng mọi người hoàn toàn có thể lên kế hoạch thăm khám mắt thường xuyên nhằm hạn chế biến chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Nếu cần tìm hiểu thông tin về lão thị hoặc tư vấn chuyên sâu về sản phẩm chăm sóc mắt, mời độc giả liên hệ theo số hotline miễn cước 1800 9229 để được Dược sĩ chuyên môn hỗ trợ.
Tài liệu tham khảo
Comparing Hypermetropia and Presbyopia, Healthline, truy cập ngày 22/05/2024