Loạn thị là một tật khúc xạ thường gặp. Nó có thể kết hợp với những bệnh lý về mắt khác như cận thị và viễn thị làm ảnh hưởng tầm nhìn của người bệnh. Cùng tìm hiểu loạn thị là gì và những vấn đề liên quan đến loạn thị qua bài viết dưới đây nhé!
Loạn thị là gì?
Loạn thị là một tật khúc xạ xảy ra do ánh sáng đi vào mắt khúc xạ không đều nhau dẫn tới ảnh hưởng tầm nhìn của người bệnh dưới mọi khoảng cách. Ai cũng có thể bị loạn thị và có thể gặp ở bất kỳ thời điểm nào trong đời. Theo thống kê, cứ 3 người thì có 1 người mắc loạn thị.
Tại sao bị loạn thị?
Mắt có hai cấu trúc giúp ánh sáng tập trung vào mắt là:
– Giác mạc: Cấu tạo trong suốt ở mắt, nhờ vào độ cong nhất định mà màng này giúp khúc xạ ánh sáng trong mắt.
– Thủy tinh thể: Là một cấu trúc nằm bên trong mống mắt có thể thay đổi hình dạng giúp mắt đi vào trong võng mạc một cách rõ ràng.
Mỗi một mắt đều có một độ cong nhất định phù hợp để tập trung hình ảnh sắc nét trên võng mạc ở phía sau mắt. Khi thủy tinh thể hoặc giác mạc có độ cong không phù hợp, các tia sáng khúc xạ không tập trung tại một điểm thì sẽ dẫn tới hai hình ảnh chồng lên nhau gây nên tình trạng mờ mắt.
Một số đối tượng có nguy cơ cao dẫn tới loạn thị có thể kể đến là:
– Tiền sử gia đình mắc loạn thị hoặc các rối loạn về mắt khác.
– Sẹo giác mạc.
– Giác mạc mỏng hơn bình thường.
– Cận thị nặng.
– Đã từng phẫu thuật các bệnh về mắt.
Dấu hiệu bị loạn thị
Loạn thị mức độ nhẹ có thể không xuất hiện triệu chứng. Người bệnh có thể xuất hiện một số dấu hiệu sau:
– Tầm nhìn mờ.
– Hình ảnh méo mó.
– Khó nhìn vào ban đêm.
– Mỏi mắt.
– Nheo mắt để nhìn thấy rõ vật.
– Đau đầu.
– Mù lòa.
Loạn thị có tự khỏi không?
Mặc dù, loạn thị không thể tự khỏi nhưng các trường hợp loạn thị phát hiện sớm sẽ có nhiều phương án để điều trị hơn. Những người không được phát hiện sớm bệnh lý này có thể dẫn tới giảm thị lực và nhược thị vĩnh viễn.
Loạn thị có thể thay đổi theo thời gian nên cần điều chỉnh kính phù hợp với tật khúc xạ theo thời gian để tránh ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống cũng như những biến chứng sau này.
Biến chứng của loạn thị là gì?
Loạn thị nếu không được điều trị có thể dẫn tới một số biến chứng như:
– Tầm nhìn bị khuyết.
– Lác.
– Viêm giác mạc nhiễm trùng do kính áp tròng.
– Hình ảnh bị bóp méo.
– Nhược thị.
Chẩn đoán loạn thị
Để đánh giá tình trạng loạn thị, bác sĩ sẽ đánh giá một số vấn đề như:
– Đánh giá thị lực: Sử dụng bảng thị lực (bảng gồm các chữ cái) để đánh giá thị lực cũng như độ sắc nét của tầm nhìn trong khoảng cách nhất định.
– Phoropter: Đây là một thiết bị để đánh giá xem người bệnh nhìn thấy rõ nhất các chữ cái ở khoảng cách nào để kê đơn kính phù hợp.
– Máy khúc xạ tự động: Giúp đo độ loạn thị cũng như các tật khúc xạ khác. Máy có tác dụng đánh giá độ khúc xạ của tia sáng khi đi vào mắt.
– Máy đo giác mạc: Đây là máy giúp đánh giá độ cong giác mạc để tìm ra những điểm bất thường của bộ phận này.
– Khám đèn khe: Sử dụng đèn khe có ánh sáng mạnh theo diện tích hẹp để đánh giá các thành phần bên trong mắt.
Điều trị loạn thị
Loạn thị có nhiều phương pháp điều trị khác nhau tùy vào từng trường hợp. Cụ thể là:
Phương pháp điều trị |
Ưu điểm |
Nhược điểm |
Kính mắt – được đo phù hợp với tình trạng của người bệnh | Lựa chọn rẻ nhất Dễ dàng điều chỉnh theo thay đổi của thị lực Không làm tổn thương mắt |
Có thể bị mất hay hỏng |
Kính áp tròng – là một thấu kính được đưa vào để thay đổi độ tập trung ánh sáng trong mắt | Không bị vướng víu như kính mắt Dễ dàng điều chỉnh theo thay đổi của thị lực |
Có thể gây nên kích ứng với mắt Dễ dẫn tới nhiễm trùng do vệ sinh mắt kém Tăng nguy cơ tổn thương giác mạc |
Phẫu thuật | Phương pháp can thiệp vào giác mạc để thay đổi độ khúc xạ trong mắt | Xuất hiện biến chứng sau phẫu thuật |
⇒ Bạn có thể tham khảo bài viết: Loạn thị có mổ được không? Một số phương pháp mổ bạn cần biết
Phòng ngừa loạn thị
Mặc dù loạn thị bẩm sinh không thể phòng ngừa nhưng nếu bạn có một đôi mắt khỏe mạnh từ khi mới sinh thì có thể thực hiện một số việc làm sau để giúp đôi mắt luôn khỏe mạnh:
– Xây dựng môi trường làm việc phù hợp với mắt: Mọi người nên duy trì ánh sáng vừa đủ không quá yếu nhưng cũng không quá chói.
– Thư giãn mắt: Dành thời gian nghỉ ngơi sau khi tập trung nhiều vào màn hình máy tính, chớp mắt nhiều hơn.
– Chăm sóc mắt: Sử dụng dung dịch nước rửa mắt chuyên sâu để rửa trôi bụi bẩn, giảm khô mắt cũng như cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho mắt như vitamin B5, vitamin B6,…
– Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp: Tăng cường bổ sung rau xanh và hoa quả, giới hạn lượng tinh bột cung cấp cho cơ thể, bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin A.
– Khám mắt định kỳ: Duy trì thói quen khám mắt hàng năm, đặc biệt với những người mắc những tật khúc xạ khác như cận thị, viễn thị hay những người mắc bệnh lý toàn thân như đái tháo đường và tăng huyết áp.
Mong rằng bài viết đã trả lời cho bạn câu hỏi “Loạn thị là gì?”. Đây là một trong những bệnh lý gây ảnh hưởng đến thị lực mà không thể phòng ngừa. Chính vì vậy, bạn nên duy trì thói quen chăm sóc mắt kết hợp với khám mắt định kỳ để phát hiện sớm bệnh lý này nhé!
Nếu cần tìm hiểu thông tin về loạn thị hoặc tư vấn chuyên sâu về sản phẩm chăm sóc mắt, mời độc giả liên hệ theo số hotline miễn cước 1800 9229 để được Dược sĩ chuyên môn hỗ trợ.
Tài liệu tham khảo
1. Astigmatism, Cleveland Clinic, truy cập ngày 13/05/2024
2. Astigmatism, Mayo Clinic, truy cập ngày 13/05/2024
3. Astigmatism, NIH, truy cập ngày 13/05/2024
4. Astigmatism, NHS, truy cập ngày 13/05/2024
5. What Is Astigmatism?, Healthline, truy cập ngày 13/05/2024