Lựa chọn kính cận nặng thế nào cho đúng?

Xuất bản: UTC +7

Nhiều người có độ cận cao thường gặp khó khăn trong việc lựa chọn tròng kính phù hợp nhằm cân bằng giữa tính thẩm mỹ, sự thoải mái cũng như đảm bảo sử dụng kính đúng độ. Cùng tìm hiểu những vấn đề trong việc lựa chọn kính cận nặng qua bài viết dưới đây nhé!

Thế nào là cận nặng?

Cận thị là tật khúc xạ mà người bệnh nhìn rõ các vật ở gần nhưng không thể phân biệt được những vật thể ở xa. Độ cận được tính bằng chỉ số tròng kính được xác định qua thăm khám thị lực giúp cải thiện tầm nhìn của người bệnh.

Kính cận nặng là kính từ -6 diop trở lên

Người cần điều chỉnh thị lực từ – 6 diop (D) trở lên được coi là người cận thị nặng. Cận thị nặng là một trong những vấn đề nghiêm trọng có thể đe dọa thị lực bất kỳ lúc nào. Vì vậy, việc kiểm soát cận thị nặng cần được đặc biệt quan tâm. 

Điều chỉnh cận thị nặng thế nào?

Điều chỉnh cận thị nặng là sử dụng thấu kính phân kỳ, có hình dạng lõm ở trung tâm giúp mắt tập trung ánh sáng đúng cách. Với việc sử dụng kính này, ánh sáng sẽ được tập trung ở chính xác võng mạc.

Tròng kính mỏng cho người cận nặng là gì?

Tròng kính mỏng là tròng kính có chiết suất cao. Đây là tròng kính có khả năng khúc xạ ánh sáng hiệu quả hơn so với tròng thủy tinh hoặc tròng nhựa thông thường. Để làm được điều này kính phải sử dụng vật liệu có chỉ số khúc xạ cao hơn.

Những kính loại này đặc biệt phù hợp với những người có độ cận cao nhưng không muốn đeo kính dày và nặng.

Chỉ số khúc xạ của một số vật liệu thường nằm trong khoảng 1,5-1,8. Chỉ số khúc xạ càng cao thì kính càng mỏng. Một số vật liệu thường được dùng có chỉ số khúc xạ từ thấp đến cao như:

– Nhựa CR9 tiêu chuẩn: 1,5.

– Crown: 1,52.

– Trivex: 1,53.

– Nhựa có chỉ số trung bình: 1,54 – 1,56.

– Polycarbonate: 1,59.

– Nhựa có chỉ số khúc xạ cao: 1,6 hoặc 1,67, đặc biệt có tròng kính bằng nhựa có chiết suất bằng 1,74.

Tròng kính có chiết suất cao sẽ mỏng hơn bao nhiêu?

Kính mà người bệnh đeo mỏng đi bao nhiêu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

– Đơn thuốc kính.

– Kích thước kính.

– Hình dạng kính.

Chiết suất tròng kính càng cao thì càng mỏng

Một số yếu tố có thể giúp cho kính mỏng nhất có thể kể đến như:

– Tròng kính có chiết suất lớn hơn 1,6: Chỉ số khúc xạ càng cao thì tròng kính sẽ càng mỏng. Tròng có chỉ số khúc xạ từ 1,67 trở lên có độ dày nhỏ hơn một nửa so với tròng kính nhựa thông thường. Với tròng kính polycarbonate (chỉ số 1,59) có thể kính chỉ mỏng hơn 20% so với tròng kính nhựa thông thường.

– Lựa chọn tròng kính có thiết kế phi cầu: Đây là thấu kính được sử dụng để giảm thiểu hiện tượng cầu sai (đây là hiện tượng mà các tia sáng không hội tụ ở một điểm nên gây ra tình trạng mất nét ảnh thu được).

– Chọn khung kính nhỏ hơn: Gọng càng nhỏ kèm theo tròng kính chiết suất cao sẽ giúp kính càng mỏng.

Tròng kính có chiết suất cao sẽ nhẹ hơn bao nhiêu?

Trọng lượng của tròng kính phụ thuộc vào trọng lượng riêng của tròng kính. Chỉ số này là thước đo độ đặc của vật liệu. Nếu người cận nặng muốn chọn kính nhẹ nhất thì nên chọn kính có độ khúc xạ cao và trọng lượng riêng thấp. Một số lựa chọn thường được gợi ý là:

– Tròng kính nhựa chiết suất 1,67.

– Tròng kính nhựa chiết suất 1,71.

– Tròng kính nhựa chiết suất 1,74.

Theo thống kê, những tròng kính này có thể nhẹ hơn một nửa trong thủy tinh thông thường và nhẹ hơn 25-30% so với tròng kính nhựa thông thường. 

Trivex có trọng lượng riêng thấp nhất trong những vật liệu làm kính. Chính điều này làm cho tròng kính Trivex rất nhẹ và thoải mái. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý tròng này chỉ mỏng hơn 10% so với tròng kính nhựa thông thường nhưng có thể nhẹ hơn tới 30%.

Giá của tròng kính cận nặng thế nào?

Nhìn chung, chỉ số khúc xạ của thấu kính càng cao thì giá thành càng cao. Hiện nay trên thị trường, tròng kính chiết suất cao 1,67 hoặc 1,74 có giá cao gấp 3-4 lần so với tròng kính nhựa hoặc thủy tinh.

Tròng kính có chiết suất cao nên bổ sung thêm gì?

Tất cả những vật liệu tạo nên tròng kính đều có khả năng chặn một số ánh sáng đi qua kính. Những ánh sáng này sẽ phản chiếu lại bề mặt tròng kính gây nên mất tập trung cũng như làm giảm khả năng nhìn rõ ban đêm của người bệnh.

Tròng kính có chiết suất cao nên bổ sung thêm một lớp kính chống phản quang

Thấu kính bằng nhựa hoặc thủy tinh thường phản chiếu khoảng 8% ánh sáng không đi tới mắt. Tròng kính chiết suất cao có thể phản chiếu nhiều hơn 50% so với tròng thủy tinh hoặc nhựa thông thường.

Do độ phản xạ cao hơn rất nhiều nên khi lựa chọn những tròng kính có chiết suất cao cần phải phủ lên một lớp kính chống phản quang. Với những tròng kính có phủ lớp này sẽ có 99,5% ánh sáng được đi tới mắt qua đó xây dựng nên tầm nhìn tối ưu của người bệnh. 

Với những lợi ích này, kính có lớp chống phản quang sẽ giúp mắt tập trung hơn, đặc biệt là mang lại tầm nhìn sắc nét hơn vào ban đêm.

Ngoài kính chống phản quang, người bệnh có thể lựa chọn thêm một số yếu tố như:

– Kính chống ánh sáng xanh.

– Kính chống tia UV.

Mong rằng bài viết đã cung cấp cho độc giả những thông tin liên quan đến kính cận nặng. Với những người có nhu cầu lựa chọn những dòng kính mỏng nhẹ nên đến các cơ sở chuyên khoa về mắt uy tín để được tư vấn phù hợp nhé!

Nếu cần tìm hiểu thông tin về cận thị hoặc tư vấn chuyên sâu về sản phẩm chăm sóc mắt, mời độc giả liên hệ theo số hotline miễn cước 1800 9229 để được Dược sĩ chuyên môn hỗ trợ.

Tài liệu tham khảo

1. High myopia: severe nearsightedness, All About Vision, truy cập ngày 24/06/2024

2. How strong is my eye prescription?, All About Vision, truy cập ngày 24/06/2024

3. High-index lenses: Transform thick glasses to thin glasses, All About Vision, truy cập ngày 24/06/2024

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *