Mắt cận nặng cần lưu ý những gì?

Xuất bản: UTC +7

Cận thị là tật khúc xạ có xu hướng gia tăng trong xã hội hiện đại. Mắt cận nặng là một tình trạng có nhiều biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu mắt cận nặng và những lưu ý liên quan trong quá trình điều trị nhé!

Mắt cận nặng là gì?

Cận thị là tình trạng mắt gặp khó khăn trong việc nhìn gần. Đây là một tật khúc xạ và tròng kính được dùng để giúp mắt thu được hình ảnh rõ hơn trong trường hợp này là diop. Người cần điều chỉnh thị lực từ -6 diop (D) trở lên được coi là người cận thị nặng.

Mắt cận nặng là mắt mà để đạt được tầm nhìn như bình thường, người bệnh phải sử dụng kính trên 6 diop

Mắt cận nặng có thể làm tăng nguy cơ mắc những bệnh lý về mắt cao hơn những người khác. Vì vậy, việc làm chậm sự tiến triển của cận thị là việc làm cần thiết kể từ khi bắt đầu phát hiện bệnh lý này. 

Cận thị tiến triển thế nào?

Cận thị thường phát triển từ khi còn nhỏ và tiến triển dần theo thời gian. Thời điểm cận thị tiến triển nhanh nhất được ghi nhận là từ 7 – 15 tuổi. Tuy nhiên, cận thị có thể bắt đầu sớm hơn và kéo dài hơn.

Trẻ bị cận thị càng sớm thì mức độ tiến triển của bệnh lý này càng lớn và nguy cơ bị cận thị càng cao. 50% người mắt cận sẽ ổn định ở tuổi 15 nhưng đối với những người khác, bệnh có thể tiến triển đến 24 tuổi.

Nguyên nhân cận thị nặng

Những người cận thị nặng có chiều dài nhãn cầu từ trước ra sau dài hơn mắt của người bình thường hoặc người cận thị nhẹ. Chính điều này dẫn tới ánh sáng tập trung ở trước võng mạc với khoảng cách lớn, khiến tầm nhìn xa rất mờ.

Gen di truyền có thể đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của bệnh cận thị nặng. Những trẻ phát triển sớm bệnh lý này, thường có cha mẹ bị cận thị, đặc biệt là cận thị nặng.

Biến chứng cận thị nặng 

Cận thị nặng gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm

Mặc dù bất cứ người mắt cận nào cũng có thể dẫn đến những bệnh lý nguy hiểm của mắt nhưng với những người có độ cận thị cao thì nguy cơ xuất hiện các bệnh lý này thường lớn hơn rất nhiều.

Bệnh tăng nhãn áp: Đây là bệnh lý làm cho áp lực trong mắt cao hơn bình thường gây nên tổn thương thần kinh thị giác. Theo một số thống kê, những người bị cận thị nặng có nguy cơ xuất hiện tăng nhãn áp hơn 2,5 lần so với những người cận thị trung bình hoặc gấp 3 lần so với người có thị lực bình thường.

Bệnh đục thủy tinh thể: Tỷ lệ những người mắc đục thủy tinh thể, đặc biệt là khởi phát đục thủy tinh thể sớm ở những người mắt cận nặng thường cao hơn 2,9 lần người cận thị vừa. Với những người có thị lực bình thường, không mắc tật khúc xạ thì tỷ lệ đục thủy tinh thể ở những người mắt cận nặng gấp 4,5 lần những người này.

– Bong võng mạc: Mặc dù, cận thị năng thường không dẫn tới mất thị lực nhưng sự kéo dài dần dần của nhãn cầu sẽ làm căng và mỏng võng mạc. Điều này có thể làm cho chúng dễ bị tổn thương hơn. Tỷ lệ bong võng mạc ở những người cận thị nặng thường cao hơn 6 lần người cận thị trung bình và 12,62 lần với những người không mắc tật khúc xạ.

– Thoái hóa điểm vàng: Điểm vàng là nơi tập trung nhiều nhất các dây thần kinh thị giác. Khi điểm vàng bị tổn thương có thể dẫn tới tình trạng mù lòa. Các bệnh lý khác đều có thể điều trị nhưng tình trạng thoái hóa điểm vàng gây mất thị lực trung tâm này vẫn chưa có biện pháp xử trí. Những người mắt cận nặng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 845 lần người không mắc tật cận thị.

Cách khắc phục cận thị nặng

Không có phương pháp điều trị cụ thể nào cho người cận thị nặng. Với những đối tượng này, bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá riêng cho từng bệnh nhân. Tật khúc xạ thường được cải thiện bằng cách điều chỉnh kính phù hợp với độ cận. 

Với những người không muốn đeo kính thì cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi thực hiện phẫu thuật khúc xạ bằng laser vì người cận thị nặng sẽ tăng nguy cơ xuất hiện những tác dụng phụ như:

– Suy giảm tầm nhìn.

Khô mắt.

– Đỏ mắt. 

– Chảy nước mắt.

– Tăng nhạy cảm với ánh sáng.

– Vết bẩn trên tầm nhìn.

Khi xuất hiện vệt bẩn trên tầm nhìn, người bệnh nên liên hệ các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị

 Những người cận nặng nhưng muốn tạm biệt cặp kính có thể được tư vấn thực hiện phẫu thuật cấy ghép thấu kính nội nhãn nếu người bệnh đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau quá trình thăm khám cẩn thận.

Cận thị nặng thì nên làm gì?

Cận thị không thể đảo ngược nên không có phương pháp nào giúp hỗ trợ hiệu quả tình trạng này. Người bệnh cần phải trang bị cho mình kiến thức để phát hiện ra những tình trạng nguy hiểm. Một số triệu chứng mà người bệnh cần lưu ý như:

– Đột ngột mất thị lực.

– Đau nhức mắt dữ dội.

Nhìn đôi.

– Chảy nước mắt kéo dài.

– Xuất hiện những vật thể bay lơ lửng trong tầm nhìn.

Để hạn chế tăng độ, những người cận thị nên rèn cho mình một số thói quen như:

– Vệ sinh mắt hàng ngày bằng dung dịch chăm sóc mắt chuyên sâu EyeFresh để giúp loại bỏ bụi bẩn, giảm khô mắt, cũng như cung cấp dưỡng chất cho mắt sau một thời gian dài học tập và làm việc.

– Đeo kính đúng độ.

– Xây dựng thói quen chớp mắt nhiều lần.

– Bổ sung các thực phẩm tốt cho mắt như vitamin A, vitamin C, vitamin nhóm B, lutein,…

– Khám mắt định kỳ.

– Tăng thời gian tiếp xúc với môi trường bên ngoài.

– Kiểm soát thời gian sử dụng các thiết bị điện tử.

– Cho mắt nghỉ ngơi sau khi nhìn gần trong thời gian dài.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn các thông tin về mắt cận nặng. Tình trạng nặng này có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm nên khi phát hiện cận thị dù ở bất kỳ độ nào thì bạn cũng nên xây dựng cho mình thói quen chăm sóc mắt nhé!

Nếu cần tìm hiểu thông tin về đục thủy tinh thể hoặc tư vấn chuyên sâu về sản phẩm chăm sóc mắt, mời độc giả liên hệ theo số hotline miễn cước 1800 9229 để được Dược sĩ chuyên môn hỗ trợ.

Tài liệu tham khảo

1. High myopia and its risks, NCBI, truy cập ngày 14/06/2024

2. High myopia: severe nearsightedness, All About Vision, truy cập ngày 14/06/2024

3. High myopia, Ophthalmology Center Barcelona, truy cập ngày 14/06/2024

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *