Mắt nhược thị 1/10 là gì? Có chữa được không?

Xuất bản: UTC +7

Nhược thị là một bệnh lý có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người. Bệnh thường khó phát hiện do thị lực 1 bên mắt khác vẫn có thể cung cấp được hình ảnh sắc nét cho não. Cùng tìm hiểu mắt nhược thị 1/10 là gì và những vấn đề liên quan đến nhược thị qua bài viết dưới đây nhé!

Thế nào là mắt nhược thị 1/10?

Nhược thị là tình trạng giảm thị lực không thể khắc phục ngay bằng cách chỉnh kính mắt. Bệnh lý này được hình thành do bất thường phát triển do sự biến đổi dẫn truyền thần kinh ở vỏ não và thị giác khiến cho một hoặc cả hai mắt không thể nhìn thấy hình ảnh của vật.

Nhược thị là tình trạng thị lực yếu đi nhưng không thể giải thích bằng tật khúc xạ hay các bệnh lý về mắt

1/10 là chỉ số đánh giá thị lực. Nếu như thị lực của người bình thường là 10/10 thì thị lực ở người bệnh chỉ đạt 1/10. Với thị lực này, người bệnh gặp khó khăn trong việc phân biệt được các sự vật xung quanh.

Mắt nhược thị 1/10 có nặng không?

Theo phân loại của tổ chức Y tế thế giới, suy giảm thị lực được phân loại dựa trên thị lực hoặc thị trường thị giác:

– Thị lực bình thường: 20/10 – 20/25

– Suy giảm thị lực nhẹ: 20/30-20/60.

– Suy giảm thị lực vừa phải: 20/70-20/160.

– Suy giảm thị lực nặng: 20/100 – 20/400 hoặc chỉ còn 11-20 độ trên trường thị giác.

– Suy giảm thị lực rất nặng: 20/500 – 20/1000 hoặc thị trường từ 6-10 độ.

– Suy giảm thị lực gần như hoàn toàn: Chỉ thực hiện được đếm ngón tay, nhìn theo chuyển động tay, cảm nhận ánh sáng.

– Suy giảm thị lực hoàn toàn: Không nhận biết được ánh sáng.

Như vậy thị lực, 1/10 nằm trong nhóm suy giảm thị lực nặng nên cần phải được điều trị phù hợp để tránh dẫn tới tình trạng mù lòa vĩnh viễn.

Theo một số phân loại dựa vào thị lực để đánh giá mức độ nặng của nhược thị như:

– Nhược thị nhẹ: Thị lực từ 6/9 đến 6/12.

– Nhược thị trung bình: Thị lực từ 6/12 đến 6/36.

– Nhược thị nặng: Thị lực nhỏ hơn 6/36.

Nguyên nhân dẫn tới nhược thị

Trẻ mới sinh ra có thể nhìn thấy được sự vật. Tuy nhiên, qua quá trình khám phá thế giới, trẻ mới dần hình thành được đường dẫn truyền thị giác từ mắt đến não. Lúc này, não mới học được cách phân tích tín hiệu cho tới năm 7-8 tuổi. Trong thời gian này, bất kỳ yếu tố nào chi phối thị lực có thể dẫn tới nhược thị.

Một số nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng này như: 

Lác mắt 

Đây là tình trạng hai mắt không cùng nhìn về một hướng. Điều này dẫn tới hai mắt không thể nhìn vào cùng một điểm nên sẽ tạo ra hai hình ảnh khác nhau. Lúc này, não sẽ tự động bỏ qua tín hiệu đến từ một trong hai mắt để tránh xuất hiện tình trạng nhìn đôi. Mắt không được sử dụng trong thời gian dài có thể dẫn tới nhược thị.

Lác mắt là một nguyên nhân dẫn tới nhược thị

Tật khúc xạ

Trẻ mắc tật khúc xạ, đặc biệt là những tật khúc xạ như viễn thị hoặc loạn thị thường có nguy cơ bị nhược thị cao hơn những người khác. Trường hợp khúc xạ hai mắt không đều, độ chênh lệch lớn, não sẽ chọn hình ảnh từ mắt có tật khúc xạ nhỏ hơn. Đây là nguyên nhân khiến cho nhược thị xuất hiện.

Tật khúc xạ nặng có thể làm tăng nguy cơ nhược thị

Những bất thường gây cản trở thị giác 

Một số tình trạng khiến cho đường dẫn truyền của não bị ảnh hưởng như đục thủy tinh thể, sẹo giác mạc, sụp mí, tổn thương dịch kính có thể khiến cho não không thu được hình ảnh phù hợp. Điều này có thể dẫn đường truyền đến não bị ảnh hưởng gây ra nhược thị. 

Nhược thị 1/10 có chữa được không?

Nhược thị thường được coi là khó điều trị hơn với trẻ sau 7-8 tuổi mặc dù có một số nghiên cứu đã chứng minh việc điều trị có thể phù hợp với những trẻ từ 7-12 tuổi. Khả năng phục hồi thị lực bình thường sẽ giảm đi theo tuổi ở trẻ lớn. 

Theo thống kê, bệnh nhược thị được điều trị thành công có thể cải thiện thị lực của ¼ trẻ. Nguy cơ mù lòa suốt đời do mất hoàn toàn thị lực 1 mắt là 1%.

Bản chất của nhược thị là tình trạng đường dẫn truyền thần kinh của não và mắt bị ảnh hưởng nên ở bất kỳ độ tuổi nào, việc điều trị nhược thị cũng sẽ mang lại kết quả. Tuy nhiên, phát hiện càng sớm các triệu chứng của bệnh lý này càng nâng cao tỷ lệ khôi phục thị lực.

Chính vì lý do này, nhược thị cần được phát hiện và điều trị  kịp thời. Đặc biệt là việc nhận biết những dấu hiệu mắt bị suy giảm thị lực ở trẻ em là vô cùng quan trọng.

Một số dấu hiệu của nhược thị hoặc các triệu chứng cần tầm soát nhược thị ở trẻ em mà cha mẹ có thể tham khảo như:

– Trẻ lác mắt.

– Trẻ thường xuyên nheo mắt hoặc vẹo cổ sang một bên.

– Trẻ có những bất thường về mắt như sụp mi, đục thủy tinh thể, sẹo giác mạc.

– Trẻ thường xuyên chớp mắt, dụi mắt khi xem TV.

– Trẻ tiếp thu chậm, đọc chậm, cần phải chỉ ngón tay vào mới có thể đọc được chữ, dễ ngã, khó hòa nhập.

– Trẻ hay nghiêng đầu sang một bên.

Khi phát hiện những dấu hiệu của nhược thị, cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ tới các cơ sở y tế

Mong rằng bài viết đã cung cấp cho độc giả thông tin về mắt nhược thị 1/10. Đây là một bệnh lý cần phải được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để tránh suy giảm thị lực nặng dẫn tới mù lòa nhé!

Nếu cần tìm hiểu thông tin về nhược thị hoặc tư vấn chuyên sâu về sản phẩm chăm sóc mắt, mời độc giả liên hệ theo số hotline miễn cước 1800 9229 để được Dược sĩ chuyên môn hỗ trợ.

Tài liệu tham khảo

1. Amblyopia in children (aged 7 years or less), NCBI, truy cập ngày 24/06/2024

2. Blindness, NCBI, truy cập ngày 24/06/2024

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *