Rách võng mạc là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Xuất bản: UTC +7

Rách võng mạc là một trong những tình trạng nguy hiểm cần phải được xử trí kịp thời để tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu rách võng mạc là gì cũng như nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị qua bài viết dưới đây nhé!

Rách võng mạc là gì?

Võng mạc là tập hợp những tế bào thuộc nhóm trong cùng của mắt, trong đó có nhiều tế bào nhận cảm ánh sáng. Các tế bào này phát hiện và chuyển đổi hình ảnh thành những tín hiệu điện. Các tín hiệu điện này sẽ được truyền qua dây thần kinh thị giác đến não bộ để xử lý. Vì vậy, khi võng mạc bị tổn thương có thể dẫn tới những vấn đề về thị lực.

Rách võng mạc là tình trạng xuất hiện những vết rách hoặc lỗ thủng trên võng mạc. Bệnh lý này thường xảy ra khi dịch kính thay đổi tính chất tạo nên áp lực khiến cho võng mạc bị rách.

Rách võng mạc là tình trạng xuất hiện những vết rách hoặc lỗ thủng trên võng mạc

Rách võng mạc không phải là bong võng mạc. Tuy nhiên tình trạng rách nếu không được điều trị có thể khiến cho võng mạc bị bong ra khỏi vị trí bình thường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực.

Nguyên nhân rách võng mạc

Viêm màng bồ đào có thể dẫn tới rách võng mạc

Một số nguyên nhân thường gặp dẫn tới tình trạng rách võng mạc như:

– Xuất hiện những vết rách hoặc lỗ ở lớp thần kinh ngay tại võng mạc.

– Tình trạng viêm nhiễm các cấu trúc trong mắt như viêm màng bồ đào, viêm nhiễm ở võng mạc,…

– Chấn thương mắt.

– Biến chứng sau phẫu thuật cắt dịch kính hoặc thay thế thủy tinh thể bị đục.

Yếu tố nguy cơ rách võng mạc

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ rách võng mạc có thể được kể đến như:

Cận thị nặng.

– Tình trạng lão hóa.

– Võng mạc mỏng dần.

– Gia đình có người bị bong võng mạc hoặc rách võng mạc.

– Có tiền sử chấn thương mắt.

– Mắc các bệnh lý liên quan đến mắt bao gồm thoái hóa võng mạc hay bệnh võng mạc tiểu đường.

Triệu chứng của rách võng mạc

Chấm đen trong tầm nhìn có thể là biểu hiện của rách võng mạc

Khi võng mạc bị rách, người bệnh có thể xuất hiện những dấu hiệu như sau:

– Xuất hiện những chớp sáng ở góc tầm nhìn.

– Thấy có những chấm đen hoặc một màng đen bao phủ phía trước mắt.

– Tầm nhìn mờ và nhòe.

– Mắt bị lóa.

Chẩn đoán rách võng mạc

Để chẩn đoán về tình trạng rách võng mạc, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh lý trước đó bao gồm các bệnh lý nền, các chấn thương mắt có thể gặp phải. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành khám mắt toàn diện, đặc biệt là đánh giá võng mạc cũng như điểm vàng bằng thiết bị giúp soi đáy mắt.

Ngoài ra, để xác định rõ những tổn thương, người bệnh sẽ được sử dụng thuốc nhỏ mắt làm giãn đồng tử để nhìn rõ các cấu trúc bên trong mắt hơn. Trong trường hợp khó xác định được vết xước nhưng vẫn nghi ngờ thương tổn, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện chụp cắt lớp quang học mắt để xác định.

Điều trị rách võng mạc

Khi bị rách võng mạc, người bệnh có thể được chỉ định đông lạnh hoặc laser để điều trị những vết rách giác mạc. Một số phương pháp thường được sử dụng như:

Laser

Phương pháp này lợi dụng năng lượng của tia laser giúp cho những vết rách võng mạc được sửa chữa bằng cách khiến cho các tổn thương này không to ra. Tia laser sẽ đốt cháy mô cũng như tạo ra những vết sẹo để vá các vết rách.

Sử dụng laser giúp điều trị tình trạng rách võng mạc

Với phương pháp laser, dịch kính cùng những chất lỏng khác sẽ không còn tích tụ ở đằng sau giác mạc. Điều này giúp giảm tình trạng bong võng mạc xảy ra. Phẫu thuật này thường thường mấy khoảng 15 phút để hoàn thành.

Đông lạnh

Phương pháp này sử dụng nhiệt độ thấp để bịt kín vết rách võng mạc. Mục tiêu của biện pháp này cũng tương tự như laser. Phẫu thuật này thường thường mấy khoảng 30 phút để hoàn thành.

Biến chứng của điều trị rách võng mạc

Các thủ thuật điều trị rách võng mạc hoàn toàn có thể dẫn tới những biến chứng như:

– Xuất huyết ở mắt.

– Đục thủy tinh thể.

– Vết rách không được khắc phục hoàn toàn.

– Đau đầu.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi xuất hiện sưng đau mắt, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được điều trị

Khi bị rách giác mạc hay gặp phải bất kỳ chấn thương mắt nào, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Trong trường hợp đã được xử trí rách võng mạc nhưng lại xuất hiện những dấu hiệu dưới đây, người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở Nhãn khoa phù hợp:

– Đau hốc mắt dữ dội.

– Mất thị lực.

– Xuất hiện những dấu hiệu nhiễm trùng như mủ chảy từ mắt, sưng đau và sốt.

Phòng ngừa rách võng mạc

Mặc dù không thể ngăn ngừa hoàn toàn những nguyên nhân dẫn tới tình trạng rách võng mạc nhưng người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp để bảo vệ mắt:

– Khám mắt thường xuyên: Thăm khám mắt thường xuyên, đặc biệt là những người bị cận thị.

– Đeo kính bảo hộ: Đeo kính khi làm việc hoặc chơi thể thao để tránh các hoạt động nguy cơ ảnh hưởng tới mắt.

– Cấp cứu ngay khi có chấn thương mắt: Khi mắt bị va đập hay chấn thương, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được chăm sóc và điều trị phù hợp.

– Điều trị tốt các bệnh lý nền: Kiểm soát tốt đường huyết cũng như huyết áp để tránh những nguy cơ bất lợi cho mắt.

Đeo kính bảo hộ khi lao động để bảo vệ mắt tránh khỏi chấn thương

Mong rằng bài viết đã cung cấp cho độc giả câu trả lời cho câu hỏi “rách võng mạc là gì?”. Khi xuất hiện dấu hiệu của bệnh này, bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị nhé!

Nếu cần tìm hiểu thông tin về rách võng mạc hoặc tư vấn chuyên sâu về sản phẩm chăm sóc mắt, mời độc giả liên hệ theo số hotline miễn cước 1800 9229 để được Dược sĩ chuyên môn hỗ trợ.

Tài liệu tham khảo

1. Retinal Tear, Cleveland Clinic, truy cập ngày 25/07/2024

2. What to know about retinal disorders, Medical News Today, truy cập ngày 25/07/2024

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *