Tìm hiểu cách điều trị đục thủy tinh thể tốt nhất

Xuất bản: UTC +7

Đục thủy tinh thể là tình trạng thủy tinh thể trong suốt bị đục gây suy giảm tầm nhìn, nặng hơn có thể dẫn tới mù lòa. Vậy có những cách điều trị đục thủy tinh thể nào? Cùng tìm hiểu các quá trình của phẫu thuật thủy tinh thể và những yếu tố liên quan qua bài viết dưới đây nhé!

Cách điều trị đục thủy tinh thể nào tốt nhất?

Cách tốt nhất để điều trị đục thủy tinh thể là phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp điều trị tốt nhất tình trạng thủy tinh thể bị đục. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ thực hiện thay thế thủy tinh thể bị đục bằng một thấu kính trong suốt để giúp ánh sáng khúc xạ đúng cách. 

Biến chứng của mổ đục thủy tinh thể

Mặc dù, phẫu thuật thay thế thủy tinh thể được đánh giá là một trong những phẫu thuật an toàn nhất ở thời điểm hiện tại nhưng do tiến hành xâm lấn vào mắt nên có thể xuất hiện một số biến chứng như:

– Nhiễm trùng mắt: Vi khuẩn xâm nhập sau phẫu thuật có thể tấn công vào các cấu trúc của mắt gây ra nhiễm trùng.

– Quầng sáng xung quanh đèn.

– Mờ mắt.

– Đau mắt.

Khô mắt.

– Xuất hiện những vật trôi nổi trong tầm nhìn.

– Phù hoàng điểm (vùng dây thần kinh tập trung nhiều nhất ở võng mạc).

– Phù giác mạc.

Tăng nhãn áp.

– Bong võng mạc.

Suy giảm thị lực là triệu chứng có thể xuất hiện sau phẫu thuật đục thủy tinh thể

Vì vậy, trước khi thực hiện phẫu thuật, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ về lợi ích cũng như rủi ro để đưa ra quyết định có mổ hay không.

Sơ lược về phẫu thuật đục thủy tinh thể

Phẫu thuật đục thủy tinh thể mất từ 30 đến 45 phút. Trước khi bắt đầu phẫu thuật, bác sĩ sẽ nhỏ thuốc tê vào mắt để giảm cảm giác đau nhưng vẫn đảm bảo người bệnh tỉnh táo trong khi phẫu thuật.

Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ sử dụng một lưỡi dao nhỏ hoặc tia laser để lật giác mạc và tiếp cận với các cấu trúc bên trong. Thủy tinh thể bị đục sẽ được thay thế bằng một vật liệu trong suốt có thể thay thế cấu trúc này khúc xạ ánh sáng đi vào mắt ở chính xác võng mạc.

Thay thế thủy tinh thể bị đục bằng thấu kính trong suốt giúp cải thiện tầm nhìn

Sau khi phẫu thuật xong, người bệnh sẽ được theo dõi khoảng 30 phút tại nơi thực hiện phẫu thuật. Nếu không xuất hiện biến chứng, người bệnh có thể về nhà.

Sau mổ thủy tinh thể, mắt hồi phục thế nào?

Sau phẫu thuật, mắt mất từ 4-6 tuần để hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, người bệnh có thể cải thiện thị lực vài ngày sau phẫu thuật. Bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể người bệnh thực hiện những biện pháp chăm sóc mắt như:

– Sử dụng thuốc nhỏ mắt trong vài tuần để mắt nhanh lành.

– Đeo tấm che mắt khi ngủ trong vài ngày đầu sau phẫu thuật.

– Đeo kính râm khi ra đường.

– Đến gặp bác sĩ theo hẹn để được đánh giá sự lành vết thương của mắt.

Sau khi phẫu thuật, người bệnh sẽ được che mắt trong vài ngày đầu

Ngoài ra, người bệnh cũng nên tránh một số hoạt động có thể làm tổn thương mắt sau phẫu thuật như:

– Dụi mắt.

– Để xà phòng vào mắt.

– Bơi lội.

– Nâng vật nặng.

– Đeo kính áp tròng.

Lưu ý, vài ngày đầu sau phẫu thuật, người bệnh có thể cảm thấy ngứa, khô, mỏi kèm theo mờ mắt. Triệu chứng nhạy cảm với ánh sáng cũng xuất hiện trong thời điểm này. Những tác dụng phụ này sẽ biến mất sau khi vết thương lành và mắt thích nghi được với thấu kính vừa cấy ghép.

Mặc dù các biến chứng hiếm khi xảy ra nhưng nếu xuất hiện những dấu hiệu dưới đây, người bệnh nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị:

– Mất thị lực.

– Thị lực suy yếu hơn so với ngày đầu.

– Đau hốc mắt dữ dội mặc dù đã sử dụng thuốc giảm đau.

– Đỏ mắt tăng.

– Sưng mí mắt.

– Xuất hiện ánh sáng nhấp nháy.

– Có nhiều vật bay trong tầm nhìn.

Giá mổ thủy tinh thể

Giá mổ đục thủy tinh thể có sự khác biệt nhiều giữa các cơ sở và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

– Loại thủy tinh thể mà người bệnh lựa chọn. 

– Nơi thực hiện phẫu thuật. Yếu tố này bao gồm cơ sở vật chất và nhân lực y tế.

– Phẫu thuật 1 mắt hay 2 mắt.

– Kỹ thuật được sử dụng để phẫu thuật.

Trước khi quyết định phẫu thuật, ngoài nắm vững những biến chứng có thể xuất hiện, người bệnh cũng cần phải tìm hiểu một số loại thấu kính giúp thay đổi tầm nhìn của người bệnh như:

– Đơn tiêu điểm: Với phẫu thuật này, người bệnh chỉ có thể nhìn rõ các vật ở xa. Vì vậy nên phải cần sử dụng kính để hỗ trợ nhìn gần.

– Đa tiêu điểm: Loại thấu kính này giúp người bệnh nhìn rõ trong một khoảng cách bao gồm cả nhìn gần, nhìn trung bình và nhìn xa. 

– Điều chỉnh loạn thị: Trong trường hợp người bệnh loạn thị nặng, bác sĩ sẽ sử dụng thấu kính toric để giúp điều chỉnh thị lực.

Có cách chữa đục thủy tinh thể không cần mổ không?

Phẫu thuật là cách duy nhất để điều trị tình trạng đục thủy tinh thể. Tuy nhiên với những người không thể phẫu thuật thì có thể chọn những biện pháp thay thế để cải thiện tầm nhìn hàng ngày:

– Thay đổi ánh sáng phù hợp với tầm nhìn.

– Sử dụng kính hỗ trợ tầm nhìn.

– Đo mắt thường xuyên.

– Sử dụng kính chống phản quang, chống ánh sáng xanh và chống tia UV.

Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin về cách điều trị đục thủy tinh thể. Mặc dù, cách điều trị dứt điểm tình trạng này là phẫu thuật nhưng trước khi quyết định thực hiện can thiệp này, bạn nên trao đổi với bác sĩ thời điểm thích hợp cũng như các biến chứng liên quan để đưa ra quyết định tốt nhất với bản thân nhé!

Nếu cần tìm hiểu thông tin về đục thủy tinh thể hoặc tư vấn chuyên sâu về sản phẩm chăm sóc mắt, mời độc giả liên hệ theo số hotline miễn cước 1800 9229 để được Dược sĩ chuyên môn hỗ trợ.

Tài liệu tham khảo

1. How Are Cataracts Treated?, Healthline, truy cập ngày 13/06/2024

2. Cataract surgery, Mayo Clinic, truy cập ngày 13/06/2024

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *