Viêm kết mạc là một trong những bệnh lý về mắt hay gặp. Bệnh thường khỏi sau khi mắc bệnh từ 7-10 ngày nhưng trong một số trường hợp, bệnh lý này có thể kéo dài lâu hơn. Cùng tìm hiểu về những lý do khiến viêm kết mạc lâu ngày không khỏi qua bài viết dưới đây nhé!
Viêm kết mạc là gì?
Kết mạc là lớp mô mỏng trong suốt bao bọc bên ngoài giác mạc và lót bên trong mí mắt. Viêm kết mạc là tình trạng xuất hiện viêm cấu trúc này dẫn tới các mạch máu nhỏ trong kết mạc sưng lên. Điều này khiến cho tròng trắng của mắt có màu đỏ hoặc hồng.
Viêm kết mạc thường chỉ diễn ra trong vòng 7-10 ngày. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp, bệnh diễn ra dài hơn nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm mà còn xuất hiện những triệu chứng nặng hơn.
Nguyên nhân dẫn tới viêm kết mạc
Kết mạc là cấu trúc rất dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Vì vậy, nguyên nhân dẫn tới viêm kết mạc cũng rất đa dạng như:
Virus
Virus là một trong những nguyên nhân thường gặp gây ra viêm kết mạc. Tuy nhiên, bệnh lý này có thể tự khỏi sau 7-10 ngày nếu được chăm sóc đúng cách. Một số căn nguyên có thể làm cho tình trạng này kéo dài hơn như:
- Virus gây nên u mềm lây: Căn nguyên này khiến cho các mí mắt bị nhiễm trùng, gây ra những thương tổn dạng u cục, kích thước nhỏ. Bệnh cần phải được điều trị các thuốc chống lại virus kèm theo giữ vệ sinh vùng mí mắt.
- Virus HSV (Herpes Simplex Virus): Đây là virus gây nên mụn rộp sinh dục và miệng. Tuy nhiên, khi virus này tiếp cận được kết mạc có thể gây nên những mụn rộp, mềm ở vùng mí mắt và kết mạc. Bệnh lý này cần phải được điều trị dứt điểm để tránh lây lan sang các khu vực khác cũng như gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Vi khuẩn
Sau virus, vi khuẩn cũng là một trong những yếu tố dẫn tới tình trạng viêm kết mạc. Nguyên nhân này nếu không được chẩn đoán chính xác có thể khiến cho các triệu chứng diễn biến trong thời gian dài.
Dị ứng
Mặc dù tình trạng viêm kết mạc dị ứng có thể khỏi hoàn toàn sau khi ngừng tiếp xúc với dị nguyên nhưng những dị nguyên dẫn tới tình trạng này thường khó để phòng tránh. Vì vậy, nếu không ngăn cản được việc tiếp xúc với dị nguyên thì tình trạng viêm kết mạc do dị ứng có thể kéo dài.
Ngoài ra, cảm giác ngứa mắt dữ dội có thể khiến cho người bệnh dụi mắt nhiều hơn. Chính điều này có thể gây ra xước giác mạc và ảnh hưởng tới thị lực.
Viêm kết mạc có tự khỏi không?
Tùy vào từng nguyên nhân mà viêm kết mạc có thể tự khỏi hoặc không. Với những nguyên nhân do virus (trừ những loại phải điều trị đặc hiệu như virus gây nên u mềm lây, virus HSV) thì chỉ cần chăm sóc mắt hàng ngày, bệnh có thể tự khỏi.
Với nguyên nhân do vi khuẩn, người bệnh cần được điều trị kháng sinh kết hợp với vệ sinh mắt đúng cách để giúp mắt nhanh hồi phục. Với tình trạng dị ứng, người bệnh có thể khỏi hoàn toàn nếu không tiếp xúc với dị nguyên.
Viêm kết mạc lâu ngày không khỏi thì phải làm sao?
Trong trường hợp điều trị viêm kết mạc không khỏi hoặc các triệu chứng không thuyên giảm, người bệnh cần phải đến các cơ sở y tế để được đánh giá các vấn đề như sau:
- Mức độ nặng của triệu chứng.
- Đã ảnh hưởng đến các cấu trúc bên trong mắt hay chưa.
- Có phải là tình trạng viêm kết mạc đã chẩn đoán không?
- Đánh giá căn nguyên gây bệnh.
- Kê thuốc phù hợp với tình trạng hiện tại.
Có nhiều yếu tố có thể làm cho tình trạng viêm kết mạc nặng hơn. Vì vậy, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán đúng cũng như nhận được những tư vấn điều trị phù hợp.
Chăm sóc mắt bị viêm kết mạc thế nào?
Vệ sinh mắt trong những ngày bị viêm kết mạc là một trong những vấn đề cần được quan tâm. Một số vấn đề cần được lưu ý trong quá trình chăm sóc là:
- Vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý ít nhất 2 lần mỗi ngày để làm sạch bụi bẩn cũng như các tác nhân gây bệnh. Khi nhỏ mắt tránh cho đầu nhỏ tiếp xúc trực tiếp với mắt để hạn chế vi khuẩn.
- Thường xuyên rửa tay sạch sẽ, đặc biệt là rửa tay trước và sau khi vệ sinh mắt. Lưu ý, người bệnh cần tránh dụi mắt để hạn chế lây nhiễm vi khuẩn.
- Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc vì có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng.
- Không đeo kính áp tròng cũng như không trang điểm mắt khi đang bị bệnh.
Lưu ý, trong trường hợp mắt bị đau nhức hay khó chịu nhiều, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng các sản phẩm nước mắt nhân tạo để giảm cảm giác khó chịu. Sản phẩm này không có tác dụng điều trị nguyên nhân nên cần dùng với các loại thuốc khác.
Khi phối hợp hai loại thuốc với nhau, người bệnh cần phải dùng loại này cách loại kia từ 10-15 phút để đảm bảo vẫn giữ được tác dụng của các loại thuốc, tránh những tác dụng phụ không cần thiết.
Bạn có thể tham khảo nước mắt nhân tạo EyeFresh Tear. Sản phẩm mang tới một số công dụng như:
- Bổ sung nước mắt nhân tạo, cung cấp độ ẩm cho mắt, tạo sự thoải mái cho mắt. Tạo cảm giác mát dịu, sảng khoái xua tan trạng thái mệt mỏi, giúp đôi mắt thêm tinh anh và dễ chịu.
- Làm dịu nhất thời cảm giác nóng rát, kích ứng và khó chịu do khô mắt hoặc do tiếp xúc với các thiết bị điện tử (điện thoại, máy vi tính, tivi), sống trong môi trường bị ô nhiễm bởi khói bụi, làm việc lâu dài trong phòng máy lạnh, tiếp xúc thường xuyên với nắng và các nguồn sáng nhân tạo.
- Hỗ trợ phòng ngừa và giảm các triệu chứng: Khô mắt, mỏi mắt, nhức mắt, ngứa mắt, mờ mắt, chảy nước mắt, cảm giác cộm trong mắt.
- Bôi trơn và làm ẩm kính áp tròng, giúp làm giảm tình trạng khô, khó chịu và kích ứng khi sử dụng kính áp tròng.
⇒ Mời bạn tham khảo sản phẩm: NƯỚC MẮT NHÂN TẠO EYEFRESH TEAR
Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn câu trả lời tại sao viêm kết mạc lâu ngày không khỏi. Khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nếu cần tìm hiểu thông tin về viêm kết mạc hoặc tư vấn chuyên sâu về sản phẩm chăm sóc mắt, mời độc giả liên hệ theo số hotline miễn cước 1800 9229 để được Dược sĩ chuyên môn hỗ trợ.
Tài liệu tham khảo
1. What to Do When Your Pink Eye Is Getting Worse Even with Drops, Healthline, truy cập ngày 09/09/2024
2. How long is pink eye contagious?, Medical News Today, truy cập ngày 09/09/2024