Viễn thị bao nhiêu độ là nặng và những lưu ý bạn cần biết

Xuất bản: UTC +7

Viễn thị là tật khúc xạ thường gặp trong đời sống. Tình trạng này nếu ở mức độ nặng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu viễn thị bao nhiêu độ là nặng và những lưu ý liên quan qua bài viết dưới đây nhé!

Viễn thị là gì?

Viễn thị là tật khúc xạ phổ biến ở trẻ em. Đây là tình trạng các tia sáng đi vào mắt và tập trung ở sau của võng mạc trong khi các cơ vùng mắt đang ở trạng thái nghỉ. Điều này khiến cho giác mạc và thủy tinh thể biến đổi bằng cách tăng độ hội tụ để giúp ảnh hiện chính xác lên trung tâm võng mạc. Để tránh tình trạng viễn thị nặng lên, người bệnh cần phải có kế hoạch nghỉ ngơi hợp lý để tránh tiến triển.

Viễn thị là tình trạng gặp khó khăn trong việc nhìn gần

Khi mới sinh ra, con người chủ yếu mắc tật viễn thị. Khi tuổi tác tăng lên, nhãn cầu phát triển có thể dẫn tới tình trạng cận thị. Bệnh nếu không được điều trị sớm có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

Tỷ lệ viễn thị trong đời sống

Viễn thị là tật khúc xạ hay gặp nhất ở trẻ em. Tỷ lệ trẻ có độ viễn thị lớn hơn hoặc bằng 2 diop khi 6 tuổi và 12 tuổi lần lượt là 13,2% và 5%. Ở những trẻ dưới 15 tuổi hoặc nhóm tuổi lớn hơn 30, tỷ lệ nam giới mắc viễn thị thường cao hơn ở nam giới.

Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng, viễn thị gặp ở 4,6% trẻ em và 30,9% người lớn. Tỷ lệ lưu hành chính xác này phụ thuộc vào mục đích cũng như độ tuổi mà nghiên cứu hướng tới.

⇒ Bạn có thể tham khảo bài viết: Viễn thị ở trẻ em và những điều cha mẹ nên biết

Viễn thị bao nhiêu độ là nặng?

Theo Hiệp hội Nhãn khoa Hoa Kỳ (AOA), viễn thị được phân thành 3 giai đoạn khác nhau dựa vào mức độ nặng của viễn thị:

– Viễn thị thấp: Nhỏ hơn hoặc bằng +2 diop.

– Viễn thị vừa phải: Từ +2,25 đến +5 diop.

– Viễn thị cao: Lớn hơn +5 diop.

Dấu hiệu của viễn thị

Tùy thuộc vào độ tuổi biểu hiện và mức độ viễn thị mà có thể xuất hiện những trường hợp không có triệu chứng hoặc những trường hợp xuất hiện các triệu chứng rõ nét. Trẻ em thường ít khi xuất hiện triệu chứng hơn người lớn do thủy tinh thể ở trẻ có tính linh hoạt cao.

Một số triệu chứng có thể gặp ở người viễn thị là:

– Nhìn mờ, đặc biệt là gặp khó khăn trong những việc nhìn gần.

– Mờ mắt, mệt mỏi.

– Gặp khó khăn trong việc đọc sách.

– Nhìn đôi khi đọc.

– Đau âm ỉ mắt.

– Mỏi mắt.

– Nheo mắt khi đọc.

Người viễn thị có thể thường xuyên xuất hiện mỏi mắt

Lưu ý, những người viễn thị nặng có tầm nhìn mờ ở tất cả các khoảng cách.

Biến chứng của viễn thị

Viễn thị có tiên lượng tốt nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đặc biệt việc phát hiện khi còn nhỏ là rất quan trọng. Một số yếu tố có thể khiến cho viễn thị có tiên lượng xấu như:

– Đi kèm những bất thường ở mắt khác.

– Can thiệp phẫu thuật trong khi tật khúc xạ không ổn định.

– Có những bệnh lý toàn thân như đái tháo đường, suy giảm miễn dịch,…

– Tiền sử gia đình có người mắt lác và nhược thị.

Viễn thị không được điều trị có thể dẫn tới nhược thị

Một số biến chứng thường gặp của nhược thị là:

Nhược thị: Do các cơ ở mắt hoạt động quá mức. Tình trạng này không thể cải thiện bằng cách chỉnh kính.

– Lác mắt: Do mất cân bằng điều tiết trong thời gian dài.

– Glocom góc đóng.

– Thiếu máu cục bộ thần kinh thị giác

– Tắc tĩnh mạch võng mạc.

– Thoái hóa điểm vàng.

– Bong võng mạc.

– Hội chứng tràn dịch màng bồ đào.

– Suy giảm chất lượng cuộc sống.

Cách làm giảm độ viễn thị

Để điều trị viễn thị, bác sĩ sẽ dựa vào mức độ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống để cân nhắc việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Cụ thể là:

– Kính mắt: Đây là cách đơn giản nhất để khắc phục tật viễn thị. Người bệnh sẽ được đeo thấu kính hội tụ để tập trung ánh sáng ở trung tâm võng mạc. Mức độ viễn thị sẽ quyết định độ kính cũng như tần suất sử dụng.

– Kính áp tròng: Có tính chất tương tự kính mắt. Tuy nhiên, do phải đeo vào trong mắt nên người bệnh cần cân nhắc vệ sinh phù hợp. Khi xuất hiện tình trạng kích ứng, người viễn thị cần đến các cơ sở y tế để thăm khám.

– Phẫu thuật: Có nhiều phương pháp được sử dụng để điều trị viễn thị. Người bệnh sẽ được các bác sĩ thăm khám và tư vấn phương pháp phù hợp.

Đeo kính là cách đơn giản để điều trị viễn thị

Lưu ý, khi thực hiện phẫu thuật để cải thiện độ viễn thị, người bệnh nên thực hiện những biện pháp chăm sóc phù hợp để ca phẫu thuật đạt được hiệu quả tốt nhất. Cụ thể là:

– Dùng kính bảo vệ mắt sau phẫu thuật.

– Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

– Tránh nước rơi vào mắt ngay sau khi phẫu thuật.

– Không lái xe vào ban đêm ngay sau khi phẫu thuật.

– Nếu xuất hiện những dấu hiệu bất thường, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được thăm khám.

– Theo dõi định kỳ tình trạng khúc xạ để can thiệp kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra.

⇒ Bạn có thể tham khảo bài viết: Viễn thị có mổ được không? Những lưu ý khi mổ viễn thị

Hy vọng bài viết đã trả lời cho độc giả câu hỏi “Viễn thị bao nhiêu độ là nặng?”. Mặc dù không thể phòng ngừa được tình trạng viễn thị nhưng mọi người hoàn toàn có thể phát hiện sớm bệnh lý này. Cha mẹ nên chú ý những triệu chứng của trẻ để được các bác sĩ can thiệp kịp thời, tránh bệnh lý này tiến triển nặng.

Nếu cần tìm hiểu thông tin về viễn thị hoặc tư vấn chuyên sâu về sản phẩm chăm sóc mắt, mời độc giả liên hệ theo số hotline miễn cước 1800 9229 để được Dược sĩ chuyên môn hỗ trợ.

Tài liệu tham khảo

1. Hyperopia (Farsightedness), Cleveland Clinic, truy cập ngày 10/05/2024

2. Farsightedness: What Is Hyperopia?, American Academy of Ophthalmology, truy cập ngày 10/05/2024

3. Hyperopia, NIH, truy cập ngày 10/05/2024

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *