Viễn thị có mổ được không? Những lưu ý khi mổ viễn thị

Xuất bản: UTC +7

Viễn thị là một trong những tật khúc xạ phổ biến nhất, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Đây không chỉ là vấn đề về thị lực mà còn là một thách thức lớn đối với chất lượng cuộc sống và hiệu suất làm việc, học tập hàng ngày của người bệnh. Hãy cùng tìm hiểu viễn thị có mổ được không và những lưu ý trước và sau mổ viễn thị qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân viễn thị

Trước khi tìm hiểu “Viễn thị có mổ được không?”. Chúng ta cùng tìm hiểu “viễn thị là gì?”. Viễn thị là tình trạng người bệnh nhìn được những vật ở khoảng cách xa nhưng không thể nhìn thấy các vật ở gần. Để có thể nhìn thấy ánh sáng, mắt có hai hệ thống giúp hội tụ những ánh sáng đi vào trong mắt:

– Giác mạc: Phần trong suốt phía trước mắt, tiếp nhận và tập trung ánh sáng vào trong mắt.

– Thể thủy tinh: Là cấu trúc trong suốt của mắt giúp các tia sáng đi vào vùng trung tâm võng mạc.

Ánh sáng đi qua hai vùng này sẽ được tập trung ở một vùng trên võng mạc. Tại đây, các dây thần kinh sẽ truyền tín hiệu đến não để phân tích và xử lý giúp cho chúng ta nhận biết được hình ảnh của sự vật.

Có 3 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng viễn thị là:

– Trục nhãn cầu ngắn: Chiều dài từ trước ra sau của nhãn cầu thấp hơn bình thường có thể gây nên tình trạng viễn thị. Theo thống kê, chiều dài trục nhãn cầu giảm 1mm thì người bệnh có thể bị viễn thị 3 diop.

– Bề mặt phản xạ phẳng: Trong trường hợp giác mạc quá phẳng hoặc thủy tinh thể bị hẹp có thể khiến cho hình ảnh tập trung ở sau võng mạc.

– Thay đổi chiết suất thủy tinh thể: Có thể khiến cho sự khúc xạ ánh sáng bị ảnh hưởng dẫn tới ánh sáng không tập trung được đúng tại võng mạc.

⇒ Bạn có thể tham khảo bài viết: Nguyên nhân viễn thị có thể bạn chưa biết

Viễn thị có mổ được không?

Có hai cách để giảm độ viễn thị đó là đeo kính thuốc có tính chất hội tụ hoặc phẫu thuật can thiệp vào giác mạc để ánh sáng tập trung vào đúng trung tâm võng mạc.

Bác sĩ cần tiến hành thăm khám đầy đủ để xác định người bệnh có đủ điều kiện phẫu thuật hay không

Để biết được mình có đủ điều kiện mổ hay không các bác sĩ phải tiến hành thăm khám một cách cẩn thận để xác định tình trạng của bệnh nhân trước khi phẫu thuật. Một số đánh giá cần phải thực hiện trong giai đoạn này:

– Sử dụng đèn khe nhằm loại trừ tình trạng viêm bờ mi dị ứng và hội chứng khô mắt.

– Đánh giá tình trạng khúc xạ.

– Kiểm tra độ dày và mức độ cong của giác.

– Đánh giá nhãn áp.

– Đo kích thước của đồng tử trong điều kiện tối.

– Soi đáy mắt.

Điều kiện để mổ viễn thị

Người đủ điều kiện phẫu thuật cần phải có độ dày giác mạc phù hợp

Để có thể can thiệp điều trị phẫu thuật trong viễn thị, người bệnh phải đáp ứng một trong những điều kiện sau:

– Độ viễn thị từ +1 diop đến +10 diop và không có sự thay đổi độ viễn quá lớn (lớn hơn 0,5 diop) trong vòng 2 năm.

– Tuổi từ 18 đến 40. Lưu ý, sau 40 tuổi các cơ thể mi giúp thay đổi hình dạng của thủy tinh thể không còn hoạt động tốt như bình thường nên sẽ ảnh hưởng đến tầm nhìn của người bệnh.

– Giác mạc đủ độ dày.

Biến chứng sau mổ viễn thị có thể gặp phải

Tất cả các phẫu thuật viễn thị đều có tác dụng phụ, không có phương pháp nào là an toàn tuyệt đối. Một số biến chứng có thể gặp sau phẫu thuật là:

– Nhìn mờ, hình ảnh méo mó.

– Nhìn đôi.

– Khô mắt.

– Nhạy cảm với ánh sáng cường độ cao.

– Xuất hiện quầng sáng trong tầm nhìn.

Mổ viễn thị có thể làm xuất hiện quầng sáng trong tầm nhìn

– Nhiễm trùng.

– Mắc các tật khúc xạ như cận thị hoặc viễn thị nếu phẫu thuật sửa giác mạc không được thực hiện đúng.

– Sẹo giác mạc.

Trước khi quyết định phẫu thuật viễn thị, bạn nên tham khảo ý kiến và lắng nghe sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa mắt. Bác sĩ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các rủi ro, lợi ích và những biện pháp chăm sóc cần thiết sau phẫu thuật, giúp bạn có quyết định đúng đắn và an toàn nhất.

Các phương pháp mổ viễn thị

Hiện nay, có nhiều phương pháp phẫu thuật được thực hiện để cải thiện tật viễn thị. Một số các phương pháp được sử dụng là:

Phương pháp LASEK (Laser-assisted subepithelial keratectomy)

Đây là phương pháp phổ biến để điều trị viễn thị nhẹ và trung bình. Bác sĩ sẽ sử dụng ethyl 20% trong 60 giây để giúp biểu mô giác mạc tách ra. Sau đó, nhờ tác dụng của laser bác sĩ sẽ tiến hành định hình lại độ cong giác mạc. Sau quá trình này, biểu mô sẽ được đặt lại vị trí cũ và để lành tự nhiên.

Phẫu thuật này có thời gian lành lâu hơn phẫu thuật LASIK nhưng là sự lựa chọn phù hợp với những người có giác mạc tương đối mỏng.

Phương pháp LASIK (Laser in-situ keratomileusis)

Phương pháp LASIK được áp dụng để điều trị cho người viễn thị

Đây là phẫu thuật phổ biến nhất với những người có tật viễn thị. Phẫu thuật này tương tự như LASEK nhưng bác sĩ sẽ can thiệp vào sâu hơn giác mạc chứ không chỉ ở phần biểu mô. Bác sĩ sẽ định hình lại hình dạng của giác mạc để điều chỉnh tật viễn thị. Sở dĩ, LASIK được nhiều người ưu tiên thực hiện là do thời gian lành vết thương nhanh, có thể lấy lại thị lực ngay sau khi can thiệp.

Phương pháp PRK (Photorefractive keratectomy)

Phương pháp PRK phù hợp với người có giác mạc mỏng

Đây là phương pháp tương tự phẫu thuật LASEK. Ở phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng tia laser excimer để thay đổi hình dạng giác mạc. Trước đó, phẫu thuật viên sẽ loại bỏ vùng biểu mô trên cùng của giác mạc. Vùng giác mạc bị thiếu sẽ được tự tái tạo theo thời gian. Phương pháp này là một lựa chọn tốt cho những người có giác mạc mỏng vì nó không tạo thành vết rạch quá sâu trong giác mạc.

Phương pháp plOL (Phakic intraocular lens implantation)

Phương pháp này bác sĩ sẽ tiến hành đặt một thấu kính nhân tạo ở sau mống mắt trước thủy tinh thể để tăng thêm một vật có chức năng khúc xạ ánh sáng vào mắt. Cấy ghép thấu kính nội nhãn là một trong những lựa chọn của người viễn thị nặng. Phương pháp này có thời gian hồi phục nhanh chóng, cải thiện đáng kể khả năng nhìn ngày và đêm.

Phương pháp SMILE (Small incision lenticule extraction)

Đây là phẫu thuật mới được áp dụng để điều chỉnh tật khúc xạ của những người bị viễn thị nặng. Phẫu thuật viên sẽ sử dụng tia laser để tạo thành một đĩa nhỏ ở phần trung tâm mô đệm giác mạc tạo nên một thấu kính mới.

Phương pháp SMILE là công nghệ mới đang được áp dụng để điều trị viễn thị

Phương pháp này không gây tổn thương ở vạt giác mạc, hạn chế tình trạng viêm nhiễm cũng như biến chứng sau mổ. Phương pháp SMILE được đánh giá là an toàn hơn những cách phẫu thuật khác.

Chăm sóc sau mổ mắt thế nào?

Chăm sóc sau mổ là một trong những việc làm quan trọng giúp mắt nhanh hồi phục. Một số phương pháp được khuyến cáo nên thực hiện sau mổ mắt là:

– Cho mắt nghỉ ngơi hoàn toàn, chỉ mở khi cần thiết.

– Đeo kính bảo vệ mắt trong tối thiểu 3 ngày đầu.

– Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

– Cung cấp vitamin và dưỡng chất dưỡng ẩm với dung dịch vệ sinh và dưỡng mắt chuyên dụng giúp hạn chế tối đa tình trạng khô mắt.

– Hạn chế dụi mắt khi bị ngứa, hay dính bụi vào mắt.

– Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử tối đa.

– Tránh dính nước vào mắt.

– Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để phát hiện sớm những bất thường sau phẫu thuật.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn câu trả lời cho câu hỏi “ Viễn thị có mổ được không?”. Viễn thị là tình trạng có thể khắc phục được nếu phát hiện sớm và can thiệp kịp thời. Mỗi người sẽ có cơ địa và điều kiện phù hợp với những phương pháp mổ khác nhau. Vì vậy, bạn nên chọn một cơ sở uy tín để được tư vấn thích hợp nhé!

Nếu cần tìm hiểu thông tin về viễn thị hoặc tư vấn chuyên sâu về sản phẩm chăm sóc mắt, mời độc giả liên hệ theo số hotline miễn cước 1800 9229 để được Dược sĩ chuyên môn hỗ trợ.

Tài liệu tham khảo

1. Which Surgical Procedures Treat Farsightedness (Hyperopia)?, Healthline, truy cập ngày 09/05/2024

2. What to know about farsightedness, Medical News Today, truy cập ngày 09/05/2024

3. Hyperopia, NIH, truy cập ngày 09/05/2024

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *