Viễn thị là tật khúc xạ có tỷ lệ cao nhất ở trẻ em. Vậy tình trạng này có tác động thế nào đến những đứa trẻ. Cùng tìm hiểu những vấn đề liên quan đến viễn thị ở trẻ em qua bài viết dưới đây nhé!
Viễn thị là gì?
Viễn thị khiến cho hình ảnh tập trung ở phía sau võng mạc dẫn tới tình trạng người bệnh gặp khó khăn trong việc nhận biết các vật ở gần. Viễn thị là tật khúc xạ phổ biến nhất ở trẻ em.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới viễn thị nhưng có hai nhóm nguyên nhân chủ yếu thường được đề cập là:
– Viễn thị trục: do trục nhãn cầu (chiều dài từ trước ra sau của nhãn cầu) ngắn hơn bình thường. Theo thống kê, khi chiều dài trục giảm 1mm, viễn thị có thể lên tới 3 diop.
– Viễn thị thấu kính: do giác mạc phẳng hoặc thể thủy tinh bị xẹp. Theo thống kê, khi bán kính phẳng hơn 1m so với bình thường thì độ viễn thị có thể lên tới 6 diop.
Bệnh viễn thị ở trẻ em có phổ biến không?
Theo một số thống kê, ở trẻ sơ sinh và trẻ đủ tháng thường có mức độ viễn thị cao sau đó giảm nhanh trong những năm đầu đời. Viễn thị trục là viễn thị phổ biến nhất trong những năm đầu đời. Theo thống kê, tỷ lệ trẻ mắc viễn thị lớn hơn 2 diop ở trẻ 6 và 12 tuổi lần lượt là 13,2% và 5%.
Trong nhiều trường hợp, viễn thị không cần điều trị vì nếu chỉ viễn thị nhẹ, cơ thể trẻ có thể xuất hiện những cơ chế giúp mắt tập trung đúng cách (tính linh hoạt của thủy tinh thể trong mắt trẻ). Nếu tình trạng viễn thị nặng, các cơ của mắt không còn hoạt động đúng cách có thể làm tăng nguy cơ nhược thị ở trẻ.
Triệu chứng viễn thị ở trẻ em
Trẻ em rất ít khi than phiền với cha mẹ về tình trạng mắt không thể nhìn rõ vật thể do chúng chưa có định nghĩa chính xác về tình trạng giảm tầm nhìn. Tuy nhiên, nếu trẻ xuất hiện những dấu hiệu dưới đây, cha mẹ nên đưa con tới các cơ sở y tế để được chẩn đoán kịp thời:
– Gặp khó khăn trong việc đọc, học bài hay tập trung chú ý trong lớp.
– Thường xuyên nhức đầu hoặc mệt mỏi sau khi thực hiện những hoạt động bắt buộc phải nhìn gần như đọc, viết hay sử dụng những thiết bị điện tử. Trẻ có thể đau đầu nhiều vào những khoảng thời gian trong tuần nhưng giảm đi vào những ngày nghỉ.
– Mỏi mắt kéo dài.
– Thường xuyên nheo mắt để có thể điều chỉnh hình ảnh rõ nét.
– Giữ sách, tài liệu, điện thoại di động hay máy tính bảng cách xa.
Với những trẻ cận thị nhẹ, trẻ có thể không than phiền về vấn đề thị lực nhưng cha mẹ có thể được trẻ nói về vấn đề đau hoặc mệt mỏi sau khi học hay đọc sách. Với những trẻ bị viễn thị nặng, người bệnh có thể khó nhìn rõ các vật trong mọi khoảng cách do các cơ đã liên tục phải hoạt động trong thời gian dài.
Biến chứng của viễn thị đối với trẻ nhỏ
Trẻ bị viễn thị thường bị ảnh hưởng nhiều hơn người lớn, đặc biệt viễn thị sẽ ảnh hưởng nhiều đến học tập và cuộc sống. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể dẫn tới các biến chứng như:
– Nhược thị.
– Lác.
– Chậm phát triển trí tuệ và các kỹ năng với môi trường xung quanh.
Theo hướng dẫn của AAPOS (Hiệp hội Nhãn khoa và Lác Nhi khoa Hoa Kỳ), nguy cơ nhược thị ở trẻ viễn thị thay đổi theo tuổi. Cụ thể là:
- Trẻ từ 12 – 30 tháng tuổi: Trẻ có độ viễn thị lớn hơn +4,5 diop có nguy cơ gây nên nhược thị.
- Trẻ 31-48 tháng tuổi: Trẻ có độ viễn thị lớn hơn +4,0 diop có thể tăng nguy cơ xuất hiện nhược thị.
- Trẻ 49 tháng tuổi: Trẻ có độ viễn thị lớn hơn +3,5 diop có khả năng gây nên nhược thị.
⇒ Bạn có thể tham khảo bài viết: Những điều cha mẹ cần biết về nhược thị ở trẻ em
Làm sao để phát hiện trẻ bị viễn thị
Để xác định chính xác trẻ có mắc viễn thị hay không, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở chuyên khoa để được khám mắt cũng như đánh giá một số biến chứng liên quan. Để phát hiện tình trạng này, bác sĩ sẽ thực hiện những xét nghiệm như:
– Đo thị lực.
– Soi đáy mắt.
– Đánh giá tình trạng lác.
Với trẻ nhỏ không thể đọc được biểu đồ mắt, bác sĩ nhãn khoa có thể chỉ sử dụng kính soi võng mạc để xác định tình trạng viễn thị của trẻ. Cha mẹ nên lưu ý cho trẻ khám mắt thường xuyên để tránh những biến chứng có thể xảy ra.
Trẻ bị viễn thị có chữa được không?
Có 2 cách làm giảm viễn thị ở trẻ em đó là sử dụng kính mắt hoặc phẫu thuật để khắc phục tật khúc xạ. Nếu trẻ có mức độ viễn thị nhẹ thì có thể không cần thiết điều trị nhưng vẫn phải kiểm tra tình trạng của mắt định kỳ. Mục tiêu theo dõi cũng như can thiệp điều trị viễn thị nhằm:
– Cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.
– Phòng ngừa bệnh nhược thị.
– Ngăn ngừa sự phát triển của bệnh lác.
– Phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng mắt.
Viễn thị hoàn toàn có thể được kiểm soát nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, đặc biệt là với những trẻ ở lứa tuổi mầm non. Một số yếu tố có thể gây nên tiên lượng xấu trong quá trình điều trị viễn thị là:
– Có những bất thường khác trong mắt.
– Mắt không kiểm soát được độ viễn thị.
– Có những bệnh lý toàn thân đi kèm.
– Tiền sử gia đình có người bị lác mắt hoặc nhược thị.
Phòng ngừa và chăm sóc mắt viễn thị ở trẻ
Mặc dù viễn thị không thể phòng ngừa được nhưng cha mẹ cũng cần phát hiện sớm tình trạng này để tránh ảnh hưởng đến thị lực của trẻ trong tương lai. Trong trường hợp nghi ngờ trẻ xuất hiện nhược thị, cha mẹ có thể hỏi bác sĩ về phương án điều trị để giảm ảnh hưởng xấu đến thị lực.
Thị lực của trẻ em có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày nếu mắt của trẻ không được chăm sóc thích hợp sẽ có thể dẫn tới tình trạng cận thị kèm viễn thị bẩm sinh. Vì vậy, bên cạnh việc phát hiện sớm tình trạng viễn thị, cha mẹ cũng nên xây dựng kế hoạch chăm sóc mắt cho trẻ:
– Rèn luyện tư thế học tập, nhìn vào màn hình đúng cách.
– Bổ sung các thực phẩm tốt cho mắt như vitamin A, vitamin nhóm B, lutein,…
– Hướng dẫn trẻ cách phân biệt tầm nhìn bình thường và tầm nhìn thấp.
– Hạn chế thời gian sử dụng các thiết bị điện tử của trẻ.
– Xây dựng nhiều hoạt động ngoài trời.
– Hướng dẫn trẻ chăm sóc mắt bằng nước rửa mắt dưỡng ẩm an toàn và lành tính ít nhất 2 lần mỗi ngày.
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho quý độc giả về tình trạng viễn thị ở trẻ em. Mặc dù đây là tật khúc xạ thường gặp nhất ở trẻ em nhưng nó vẫn chưa được quan tâm một cách phù hợp. Cha mẹ nên cho trẻ đi khám và sàng lọc định kỳ để phát hiện sớm bệnh lý này.
Nếu cần tìm hiểu thông tin về viễn thị hoặc tư vấn chuyên sâu về sản phẩm chăm sóc mắt, mời độc giả liên hệ theo số hotline miễn cước 1800 9229 để được Dược sĩ chuyên môn hỗ trợ.
Tài liệu tham khảo
1. Distribution of Refractive Errors among Healthy Infants and Young Children between the Age of 6 to 36 Months in Kuala Lumpur, Malaysia—A Pilot Study, PubMed, truy cập ngày 10/05/2024
2. Farsightedness: What Is Hyperopia?, American Academy of Ophthalmology, truy cập ngày 10/05/2024
3. Hyperopia, NIH, truy cập ngày 10/05/2024