“Mang thai và mờ mắt” có liên quan gì tới nhau là một trong những vấn đề được nhiều chị em quan tâm. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân dẫn tới mờ mắt và những lưu ý khi xuất hiện tình trạng này ở phụ nữ mang thai qua bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân gây mờ mắt khi mang thai
Mờ mắt khi mang thai không phải là một dấu hiệu hiếm gặp. Những thay đổi về nội tiết tố trong giai đoạn này có thể khiến cho mẹ bầu cảm thấy tầm nhìn mờ đi. Tình trạng này sẽ biến mất sau khi mẹ sinh con. Ngoài ra, tình trạng mờ mắt cũng có thể cảnh báo một số vấn đề sức khỏe cần được quan tâm đặc biệt trong thời kỳ mang thai. Cụ thể là:
Thay đổi nội tiết tố
Trong giai đoạn mang thai, cơ thể người mẹ chứng kiến sự thay đổi của các hormone sinh dục trong cơ thể. Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng này không gây hại cho mẹ và thai nhi. Mờ mắt khi mang thai có thể biến mất vài tuần sau sinh.
Nhiều phụ nữ xuất hiện triệu chứng này vào thời kỳ đầu của quá trình mang thai nhưng bầu tháng cuối bị mờ mắt cũng là dấu hiệu có thể gặp. Trong giai đoạn này, sự thay đổi của hormone có thể khiến cho mắt chứa nhiều nước hơn khiến cho tình trạng bà bầu bị sưng mí mắt cũng thường xuất hiện.
Ngoài ra, sự thay đổi của nội tiết tố có thể dẫn tới tình trạng khô mắt ở mẹ bầu. Theo một số liệu thống kê có khoảng một nửa phụ nữ trong giai đoạn này có triệu chứng khô mắt. Ngoài giảm tầm nhìn, khô mắt có thể gây ra một số triệu chứng với mẹ bầu như:
– Mệt mỏi.
– Đau rát.
– Nhạy cảm với ánh sáng.
– Chảy nhiều nước mắt sống.
Nội tiết tố cũng khiến cho mẹ bầu xuất hiện tình trạng đau nửa đầu kèm những dấu hiệu như:
– Đau nhói 1 bên đầu.
– Nhạy cảm với ánh sáng.
– Buồn nôn.
– Xuất hiện những đường ngoằn ngoèo trong tầm nhìn.
– Mất thị lực tạm thời.
Với những chị em đang trong quá trình mang thai mà xuất hiện những vấn đề nghiêm trọng về mắt thì nên đến bác sĩ Nhãn khoa để kiểm tra do những bệnh lý nguy hiểm về mắt cũng có thể xuất hiện những triệu chứng này.
Tiền sản giật
Tiền sản giật là một trong những biến chứng liên quan đến tình trạng cao huyết áp trong thai kỳ. Bệnh lý này thường xuất hiện từ tuần thứ 20 và xảy ra ở 3%-7% tổng số ca mang thai.
Dấu hiệu đầu tiên có thể nhận thấy ở những phụ nữ này là tình trạng tăng cân và sưng phù ở mí mắt, mặt tay và chân. Nhìn mờ và những thay đổi về thị giác khác cũng là báo hiệu của tiền sản giật nặng. Một số dấu hiệu tiền sản giật liên quan đến thị lực là:
– Đau đầu đột ngột, dữ dội và liên tục.
– Khó thở.
– Đau dưới xương sườn hoặc vai phải.
– Hoa mắt chóng mặt.
– Tiểu ít.
– Đau bụng.
– Nôn.
Lưu ý tiền sản giật cần phải được theo dõi ngay khi xuất hiện triệu chứng để kịp thời theo dõi những biến chứng về sau:
– Sản giật: Sản phụ xuất hiện những cơn co giật liên tục gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thần kinh và thai nhi.
– Hội chứng HELLP: Làm xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng về máu và gan.
– Đột quỵ: Tình trạng tắc nghẽn mạch máu trong não khiến cho mắt mờ đột ngột.
Đái tháo đường thai kỳ
Theo thống kê, trong 10 phụ nữ mang thai thì có 1 người mắc tiểu đường thai kỳ. Đây là bệnh lý cần được theo dõi kịp thời. Một số dấu hiệu về mắt mà phụ nữ tiểu đường thai kỳ có thể xuất hiện là:
– Nhìn mờ.
– Tầm nhìn đôi.
– Tia sáng nhấp nháy.
– Xuất hiện điểm mù trong thị lực.
Các bệnh lý khác
Nếu sản phụ đang có những vấn đề về sức khỏe liên quan đến thị lực thì khi mang thai các vấn đề này có thể ngày càng nghiêm trọng. Một số bệnh lý thường gặp là:
– Tiểu đường: Lượng đường trong máu cao khiến võng mạc bị tổn thương.
– Viêm màng bồ đào: Bệnh lý này có thể gây nên mờ mắt đột ngột, đe dọa đến tầm nhìn của mẹ bầu nếu không được điều trị thích hợp.
– Bệnh lý tuyến giáp: Tuyến giáp hoạt động bất thường có thể dẫn tới tình trạng mắt lồi, mờ mắt.
– Huyết áp cao: Với những mẹ đã có huyết áp cao từ trước có thể làm tăng nguy cơ mắc tiền sử giật và các vấn đề về thị lực.
Nguyên nhân gây mờ mắt sau khi mang thai
Sau khi mang thai, những sự thay đổi đột ngột của cơ thể có thể dẫn tới tình trạng mờ mắt. Cụ thể là:
Rối loạn nội tiết tố
Tình trạng mờ mắt do thay đổi nội tiết tố trong khi mang thai không phải lúc nào cũng biến mất ngay sau khi sinh. Một số ít trường hợp có thể mất tới 9 tháng sau sinh để lấy lại thị lực. Khi xuất hiện tình trạng này, chị em nên đến các bác sĩ Nhãn khoa để được đáng giá chính xác nhất.
Tiền sản giật sau sinh
Tiền sản giật có thể xuất hiện trong vài tuần đầu sau sinh. Tương tự như những dấu hiệu tiền sản giật trong khi mang thai, tiền sản giật sau sinh cũng xuất hiện nhìn mờ, đau đầu và phù ở các chi.
Các phương pháp điều trị tình trạng mờ mắt khi mang thai
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng mờ mắt mà bác sĩ sẽ tiến hành điều trị thích hợp. Nếu mờ mắt do nội tiết tố, mẹ bầu có thể thực hiện một số biện pháp sau:
– Thay kính áp tròng bằng kính mắt: Do hình dạng của mắt có thể thay đổi trong khi mang thai nên kính không còn phù hợp nữa.
– Nghỉ ngơi cho mắt nhiều hơn: Việc nhìn quá nhiều vào màn hình máy tính có thể khiến cho mắt bạn làm việc quá sức và gây ra mờ mắt. Vì vậy, chị em có thể áp dụng quy tắc 20-20-20 (làm việc tập trung 20 phút nhìn xa 20 feet – khoảng 6m trong 20 giây) để giúp mắt làm việc hiệu quả.
– Tăng ánh sáng: Học tập và làm việc trong điều kiện yếu có thể khiến mắt nhanh mỏi hơn. Vì vậy, chị em nên cung cấp đủ ánh sáng cho môi trường làm việc.
– Sử dụng nước mắt nhân tạo: Trong trường hợp mắt khô, mẹ bầu có thể cân nhắc sử dụng nước mắt nhân tạo hoặc các sản phẩm chăm sóc mắt chuyên sâu có các thành phần lành tính để mắt cảm thấy thoải mái hơn.
Khi nào cần gọi bác sĩ?
Mặc dù, mờ mắt là triệu chứng thường gặp ở phụ nữ mang thai nhưng mà nhiều biến chứng khi mang thai cũng xuất hiện tình trạng này. Vì vậy khi mờ mắt đột ngột hoặc xuất hiện những dấu hiệu cảnh bảo biến chứng thai kỳ sau, mẹ bầu nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được chăm sóc và điều trị:
– Đau đầu dữ dội.
– Chóng mặt, ngất.
– Sốt cao.
– Khó thở.
– Đau ngực.
– Đau bụng dữ dội.
– Chảy máu vùng kín.
– Sưng đau ở chân.
– Không cảm thấy thai máy.
Mong rằng bài viết đã cung cấp cho độc giả những thông tin liên quan giữa mang thai và mờ mắt. Mặc dù, mẹ bầu có thể chứng kiến nhiều sự thay đổi về thị lực nhưng để đảm bảo đó không phải là dấu hiệu bất thường thì khi thị lực thay đổi, chị em nên liên hệ các cơ sở y tế để được tư vấn và chăm sóc đúng cách nhé!
Nếu cần tìm hiểu thông tin về mang thai và mờ mắt hoặc tư vấn chuyên sâu về sản phẩm chăm sóc mắt, mời độc giả liên hệ theo số hotline miễn cước 1800 9229 để được Dược sĩ chuyên môn hỗ trợ.
Tài liệu tham khảo
Pregnancy and blurred vision, All About Vision, truy cập ngày 30/05/2024