Bật mí một vài thông tin về viễn thị bẩm sinh

Xuất bản: UTC +7

Viễn thị bẩm sinh là tình trạng khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Vậy có những nguyên nhân nào khiến trẻ gặp phải tình trạng viễn thị từ khi mới sinh ra. Cùng tìm hiểu những vấn đề liên quan và cách để phát hiện sớm tật khúc xạ này ở trẻ em qua bài viết này nhé!

Ánh sáng đi vào mắt được biến đổi thế nào?

Các cấu trúc của mắt phối hợp với nhau nhịp nhàng để giúp mắt nhận được hình ảnh và gửi thông tin đến não bộ. Ánh sáng đi vào mắt và được khúc xạ qua hai thành phần là giác mạc và thủy tinh thể. Những ánh sáng được khúc xạ này sẽ đi qua đồng tử để tập trung ở chính xác võng mạc.

Các cấu trúc của mắt phối hợp với nhau cực kỳ nhịp nhàng để giúp mắt nhận được hình ảnh

Tại võng mạc, các tế bào thần kinh sẽ truyền tín hiệu về trung tâm thị giác của não để  nhận biết và phân tích hình ảnh. Vì vậy, bất cứ thay đổi nào liên quan đến cấu trúc mắt, đều có thể khiến cho hình ảnh mà mắt nhận được bất thường.

Viễn thị bẩm sinh là gì?

Với mỗi cấu trúc bị ảnh hưởng thì sẽ sinh ra một loại viễn thị khác nhau như:

– Viễn thị trục: Xảy ra khi trục nhãn cầu từ trước ra sau ngắn hơn bình thường. Đây là tình trạng hay gặp nhất, đặc biệt là với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

– Viễn thị do chỉ số khúc xạ: Chiết suất môi trường của thủy tinh thể bất thường, khiến cho ánh sáng không được khúc xạ đúng cách, làm cho những hình ảnh thu được nằm ở sau võng mạc.

– Viễn thị do độ dày: Khi độ dày của giác mạc hoặc thủy tinh thể thấp hơn bình thường sẽ khiến cho ánh sáng không được khúc xạ đúng cách. 

Viễn thị bẩm sinh là tình trạng trẻ xuất hiện tình trạng khó nhìn thấy các vật ở gần ngay từ khi sinh ra. Tật viễn thị trục là loại thường xuyên xuất hiện ở trẻ sơ sinh và cũng là loại chiếm tỷ lệ cao nhất ở những người mắc chứng viễn thị.

Viễn thị bẩm sinh là tình trạng trẻ không thể nhìn thấy những vật ở gần từ khi mới sinh ra

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này là do mắt phát triển không đầy đủ, khiến cho trục nhãn cầu ngắn hơn so với bình thường rất nhiều. Nhiều nhà khoa học cho rằng, di truyền đóng một vai trò quan trọng trong sự hình thành bất thường này.

Khi ánh sáng đi qua mắt, trục nhãn cầu quá ngắn dẫn đến ánh sáng hội tụ tại điểm nằm sau võng mạc. Điều này khiến trẻ chỉ nhìn rõ những vật ở xa và gặp khó khăn khi nhìn gần.

Một điểm thú vị là khi mới sinh ra, mắt trẻ sẽ có trục nhãn cầu ngắn hơn bình thường nên hầu hết các trẻ đều sẽ xuất hiện viễn thị. Theo thời gian, nhãn cầu của trẻ sẽ dài ra và sẽ không còn tình trạng viễn thị nữa. 

Tuy nhiên, nếu viễn thị nặng hoặc nguyên nhân gây nên viễn thị không liên quan đến trục nhãn cầu thì trẻ sẽ vẫn có nguy cơ xuất hiện viễn thị sau khi trẻ lớn hơn.

⇒ Mời bạn tham khảo bài viết: Nguyên nhân viễn thị có thể bạn chưa biết

Viễn thị bẩm sinh được phát hiện như thế nào?

Trẻ sơ sinh có viễn thị nhẹ thường khó được phát hiện do mức độ linh hoạt của thể thủy tinh ở trẻ thường cao hơn người trưởng thành. Mặt khác, cha mẹ ít chú ý đến phản ứng của trẻ, nên cũng khó nhận biết được tình trạng này ở những trẻ mới sinh ra.

Tuy nhiên, khi trẻ bước vào lớp 1, các triệu chứng viễn thị có thể trở nên rõ ràng hơn và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Một số đặc điểm của viễn thị được phát hiện ở trẻ em là:

– Sau khi học bài hay đọc sách, trẻ thường xuyên nhức đầu hoặc mệt mỏi, nên sẽ không hứng thú nhiều với việc học.

– Mỏi mắt cũng như khô mắt kéo dài khiến trẻ thường xuyên dụi mắt hay nheo mắt.

– Phải để sách hoặc tài liệu cách xa.

Khi trẻ có những biểu hiện này, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở chuyên khoa để được chăm sóc và điều trị kịp thời.

Theo dõi trẻ viễn thị thế nào cho phù hợp?

Cha mẹ cần phải thực hiện tầm soát tật khúc xạ cho trẻ trước khi đi học, để tránh ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu cũng như hoạt động vui chơi của bé. Khi phát hiện được tật viễn thị, cha mẹ nên đưa trẻ tái khám thường xuyên để đánh giá mức độ viễn thị cũng như có những điều chỉnh phù hợp với tình trạng của trẻ.

Tầm soát sớm cho trẻ là một trong những biện pháp để phát hiện viễn thị

Mặc dù có hai phương pháp điều trị với tình trạng viễn thị là đeo kính và phẫu thuật, nhưng trẻ nhỏ vẫn đang trong thời kỳ phát triển các cơ quan nên đeo kính luôn là sự lựa chọn phù hợp. 

Khi đeo kính, trẻ có thể cảm thấy khó chịu trong giai đoạn đầu. Vì vậy, cha mẹ cần hướng dẫn trẻ những lưu ý dưới đây:

– Không nên tháo kính ra trong các hoạt động hàng ngày.

– Cách vệ sinh kính mắt đúng cách.

– Theo dõi những triệu chứng bất thường như không nhìn rõ các vật ở gần, khô mắt, mỏi mắt, gặp khó khăn trong việc học tập,…

– Nên giới hạn thời gian sử dụng các thiết bị điện tử hàng ngày để bảo vệ sức khỏe mắt cho trẻ.

– Ăn các thực phẩm tốt cho mắt như vitamin A, vitamin nhóm B, lutein,…

Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức về viễn thị bẩm sinh. Mặc dù tình trạng viễn thị xảy ra ở đa số trẻ sơ sinh nhưng cha mẹ cũng nên theo dõi để tránh xuất hiện những biến chứng nguy hiểm đến thị lực.

Nếu cần tìm hiểu thông tin về viễn thị hoặc tư vấn chuyên sâu về sản phẩm chăm sóc mắt, mời độc giả liên hệ theo số hotline miễn cước 1800 9229 để được Dược sĩ chuyên môn hỗ trợ.

Tài liệu tham khảo

1. Distribution of Refractive Errors among Healthy Infants and Young Children between the Age of 6 to 36 Months in Kuala Lumpur, Malaysia—A Pilot Study, PubMed, truy cập ngày 10/05/2024

2. Farsightedness: What Is Hyperopia?, American Academy of Ophthalmology, truy cập ngày 10/05/2024

3. Hyperopia, NIH, truy cập ngày 10/05/2024

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *