Song thị 1 mắt là tình trạng xuất hiện khi người bệnh chỉ dùng 1 mắt để nhìn. Dấu hiệu này do nhiều nguyên nhân gây ra. Cùng tìm hiểu những điều đặc biệt xung quanh song thị 1 mắt qua bài viết dưới đây nhé!
Song thị 1 mắt là gì?
Song thị là tình trạng mắt nhìn thấy 2 ảnh của một vật thể thay vì 1 ảnh như bình thường. Khi mở hai mắt và gặp phải tình trạng nhìn đôi thì được gọi là song thị 2 mắt. Ngược lại, người bệnh khi nhắm 1 mắt và nhìn thấy song thị thì được gọi là song thị 1 mắt.
Nguyên nhân dẫn tới song thị 1 mắt
Song thị 1 mắt do nhiều nguyên nhân khác nhau và thường liên quan đến những vấn đề về mắt thay vì những bất thường của não.
Khô mắt
Khi bề mặt của mắt không được bôi trơn từ nước mắt tự nhiên, hình ảnh mà người bệnh nhìn thấy có thể mờ ảo ở một mắt. Khô mắt có thể là triệu chứng tạm thời của các bệnh lý về mắt khác hoặc cũng có thể là tình trạng mạn tính diễn ra trong thời gian dài.
Trong trường hợp này, người bệnh có thể khắc phục bằng cách chớp mắt nhiều hơn, sử dụng nước mắt nhân tạo hoặc xây dựng thói quen chăm sóc mắt bằng nước rửa mắt chuyên sâu chứa thành phần Chondroitin giúp giảm khô mắt.
Loạn thị
Loạn thị là tình trạng ánh sáng khúc xạ vào bên trong theo nhiều hướng khác nhau. Điều này khiến cho tầm nhìn bị biến dạng và có thể xảy ra tình trạng song thị. Trong trường hợp người bệnh bị loạn thị ở một mắt thì có thể xảy ra tầm nhìn đôi ở mắt này.
Để điều trị song thị 1 mắt trong trường hợp này, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được đo mắt và lựa chọn kính mắt phù hợp.
Keratoconus
Keratoconus là tình trạng bệnh mà giác mạc có hình dạng bất thường. Những người mắc bệnh này thường có giác mạc hình nón (mỏng và phồng ra) thay vì cong theo một góc nhất định như giác mạc bình thường. Điều này khiến cho ánh sáng không được khúc xạ đúng cách và có thể làm xuất hiện hình ảnh bất thường.
Một số nghiên cứu ghi nhận rằng, Keratoconus thường xuất hiện ở độ tuổi thanh thiếu niên hoặc đầu tuổi 20. Để điều trị tình trạng này, người bệnh sẽ được tư vấn sử dụng kính áp tròng, phẫu thuật ghép giác mạc để điều chỉnh ánh sáng đến võng mạc một cách chính xác nhất.
Đục thủy tinh thể
Mắt bình thường có hai thành phần khúc xạ ánh sáng là giác mạc và thủy tinh thể. Các bộ phận này là môi trường trong suốt giúp cho ánh sáng khúc xạ và cho hình ảnh ở chính xác. Khi thủy tinh thể bị đục, ánh sáng sẽ không khúc xạ đúng cách khiến người bệnh xuất hiện song thị 1 mắt.
Theo một số nghiên cứu, nhìn đôi ở một mắt là dấu hiệu sớm cảnh báo tình trạng đục thủy tinh thể ở mắt đó. Để điều trị tình trạng này, người bệnh sẽ được thay thế thủy tinh thể phù hợp nhằm giúp ánh sáng được phản xạ đúng cách.
Mộng thịt
Mộng thịt là khối u tăng trưởng trong mắt giống như 1 cái nêm nhưng không phải là ung thư. Khối u này sẽ nhanh chóng phát triển và che phủ mí mắt, kết mạc và ảnh hưởng đến tầm nhìn của người bệnh. Trong một số trường hợp, khối u có thể dẫn tới tình trạng song thị ở 1 mắt.
Mộng thịt hoàn toàn có thể được loại bỏ nếu nó gây cản trở đến tầm nhìn hoặc ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Cách khám song thị 1 mắt
Bằng việc khám mắt toàn diện, bác sĩ nhãn khoa sẽ đánh giá được người bệnh có bị song thị một mắt hay không cũng như nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Bác sĩ sẽ cho người bệnh nhìn vào một hình ảnh để đánh giá xem có xuất hiện tình trạng nhìn đôi hay không. Sau đó, người bệnh sẽ được yêu cầu che một mắt để đánh giá xem triệu chứng này có tồn tại hay không.
Sau khi xác định được các triệu chứng, bác sĩ tiến hành thăm khám kỹ lưỡng các thành phần của mắt. Người bệnh có thể được nhỏ thuốc giãn đồng tử để giúp bác sĩ quan sát kỹ hơn những cấu trúc sâu hơn nằm bên trong mắt.
Nếu khám thực thể không xác định được nguyên nhân dẫn tới hiện tượng song thị, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện những chẩn đoán hình ảnh liên quan như chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc giới thiệu người bệnh đến chuyên khoa thần kinh để được loại trừ những vấn đề gây ra nhìn đôi khác.
Khi nào song thị 1 mắt cần gặp bác sĩ?
Mặc dù, tình trạng song thị 1 mắt có nguyên nhân chủ yếu tại mắt và thường không liên quan nhiều đến thần kinh nhưng nếu xuất hiện tình trạng nhìn đôi này trong thời gian dài, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị thích hợp.
Ngoài ra, mọi người cũng nên thực hiện những biện pháp chăm sóc mắt hàng ngày để giảm tình trạng nhìn đôi.
– Kiểm soát tốt bệnh lý nền: Những người đang mắc những bệnh lý mạn tính như tăng huyết áp hay đái tháo đường cần tiến hành điều trị tốt kết hợp với khám mắt thường xuyên.
– Chăm sóc mắt hàng ngày: Mọi người nên xây dựng thói quen chăm sóc mắt hàng ngày bằng dung dịch chăm sóc mắt chuyên sâu chứa nhiều thành phần tốt cho mắt, giúp giảm tình trạng khô mắt.
– Nghỉ ngơi hợp lý: Sau khi làm việc với màn hình máy tính trong thời gian dài, người bệnh nên xây dựng kế hoạch nghỉ ngơi hợp lý để mắt không bị khô hay mỏi. Bạn có thể tham khảo quy tắc 20-20-20 (sau khi làm việc tập trung 20 phút, nhìn xa 20 feet (khoảng 6m) trong vòng 20 giây) để giúp mắt nghỉ ngơi đúng cách.
– Thăm khám định kỳ: Lên kế hoạch khám mắt định kỳ để phát hiện sớm những bất thường của mắt.
Mong rằng bài viết đã cung cấp những vấn đề liên quan đến song thị 1 mắt. Mặc dù, nhìn đôi 1 mắt thường hiếm gặp hơn nhìn đôi 2 mắt nhưng nếu tình trạng này xuất hiện trong thời gian dài thì bạn nên đến các cơ sở y tế để được tư vấn điều trị nhé!
Nếu cần tìm hiểu thông tin về song thị hoặc tư vấn chuyên sâu về sản phẩm chăm sóc mắt, mời độc giả liên hệ theo số hotline miễn cước 1800 9229 để được Dược sĩ chuyên môn hỗ trợ.
Tài liệu tham khảo
What Causes Diplopia (Double Vision)?, Healthline, truy cập ngày 01/06/2024