Bệnh võng mạc tiểu đường tăng sinh có nguy hiểm không?

Xuất bản: UTC +7

Bệnh võng mạc tiểu đường tăng sinh là giai đoạn sau cùng của bệnh võng mạc tiểu đường. Bệnh nếu không được can thiệp đúng cách có thể dẫn tới tình trạng mù lòa. Cùng tìm hiểu những vấn đề liên quan đến sự tăng sinh mạch máu ở võng mạc qua bài viết sau.

Bệnh võng mạc tiểu đường tăng sinh là gì?

Bệnh võng mạc tiểu đường tăng sinh (PDR) là giai đoạn sau cùng của bệnh võng mạc tiểu đường. Ở giai đoạn này, các vi mạch bị phồng lên đã khiến cho võng mạc mất oxy dẫn tới võng mạc không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.

Do nhu cầu thiết yếu của cơ thể, lúc này các mạch máu mới được hình thành được gọi là các mạch máu tân sinh. Các mạch máu này phát triển trong võng mạc và dịch kính.

Võng mạc có thể xuất hiện những mạch máu mới nhưng mỏng và dễ vỡ hơn

Những mạch máu này thường yếu, dễ bị vỡ. Khi vỡ, các mạch máu sẽ rò rỉ máu ở thủy tinh thể khiến cho môi trường này bị đục.

Thủy tinh thể là một cấu trúc giúp khúc xạ ánh sáng. Cấu trúc này trong suốt và giúp ánh sáng tập trung ở võng mạc. Khi thủy tinh thể bị đục, quá trình khúc xạ ánh sáng bị ảnh hưởng. Điều này có thể dẫn tới hình ảnh thu được ở võng mạc bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, những mạch máu tân sinh có thể hình thành nên các mô sẹo, ảnh hưởng đến cấu trúc của điểm vàng (vùng tập trung nhiều các dây thần kinh nhất) hoặc gây nên tình trạng bong võng mạc. Tình trạng này cũng gây ra tăng nhãn áp và khiến các dây thần kinh thị giác bị tổn thương từ từ.

Ở giai đoạn này, người bệnh có thể gặp phải những biến chứng nghiêm trọng và cần được điều trị để giúp ổn định thị lực tránh gây nên tình trạng mù lòa.

Bệnh võng mạc tiểu đường tăng sinh có nguy hiểm không?

Bệnh võng mạc tiểu đường là một biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là tình trạng hình thành các mạch máu mới. Ở giai đoạn này, nếu không can thiệp kịp thời, các biến chứng có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Tình trạng mù lòa xảy ra khiến người bệnh không thể thực hiện được sinh hoạt hàng ngày, ảnh hưởng đến tâm lý, cũng như tăng cao tỷ lệ chấn thương ở người già.

Điều trị bệnh võng mạc tiểu đường tăng sinh

Một số can thiệp để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh lý này có thể kể đến như: 

Laser

Laser được thực hiện để ngăn chặn tình trạng vi phình mạch cũng như xuất huyết ở các mạch máu nhỏ xuất hiện nhiều hơn. Bác sĩ sẽ nhỏ thuốc tê vào mắt rồi chiếu một chùm tia sáng mạnh vào mắt để cải thiện tình trạng này. Sau khi điều trị, các đốm nhỏ có thể xuất hiện trong thị trường vài tuần sau khi thực hiện thủ thuật.

Laser được thực hiện để ngăn chặn tình trạng vi phình mạch

Điều trị bằng laser có thể xuất hiện một số biến chứng như:

– Mất thị lực ngoại vi.

– Không phân biệt được màu sắc.

– Khó khăn khi nhìn ban đêm.

Tiêm thuốc chống tăng sinh mạch máu

Một số loại thuốc có thể hạn chế tình trạng sưng phù cũng như vỡ các mạch máu nhỏ. Thuốc được sử dụng bao gồm VEGF và corticoid.

Tiêm thuốc giúp hạn chế sự gia tăng của các vi phình mạch

Những người xuất hiện những biến chứng này cần phải thực hiện tiêm thường xuyên để hạn chế sự gia tăng của các vi phình mạch.

Phẫu thuật mắt

Với những người gặp vấn đề về dịch kính thì việc thay thế thủy tinh thể bị đục có thể giúp cho môi trường khúc xạ trong và nhờ đó các triệu chứng liên quan đến suy giảm thị lực được cải thiện.

Phẫu thuật không phải là phương pháp điều trị khỏi bệnh võng mạc tiểu đường, nhưng nó có thể ngăn chặn hoặc làm chậm sự tiến triển của các triệu chứng.

Tầm quan trọng của việc kiểm tra mắt thường xuyên với bệnh nhân tiểu đường

Việc tầm soát sớm các biến chứng của tiểu đường là vô cùng cần thiết

Ngoài việc phát hiện sớm bệnh võng mạc tiểu đường để có những can thiệp ngăn chặn sự tiến triển đến giai đoạn tăng sinh. Người bệnh tiểu đường cũng nên được thăm khám mắt thường xuyên để tầm soát các biến chứng như:

– Phù hoàng điểm: Điểm vàng là nơi tập trung nhiều nhất những dây thần kinh thị giác giúp nhận biết được màu sắc cũng như các chi tiết nhỏ. Khi điểm vàng sưng phù có thể dẫn tới mù mắt.

– Tăng nhãn áp: Tiểu đường có thể gây tổn thương vi mạch trong mắt. Điều này khiến cho áp lực trong mắt tăng. Quá trình diễn biến từ từ và có thể dẫn tới tổn thương thị giác.

Đục thủy tinh thể: Tình trạng thủy tinh thể bị đục thường gặp ở người cao tuổi nhưng với những bệnh nhân tiểu đường, bệnh lý này có thể gặp sớm hơn.

Làm sao để ngăn ngừa các biến chứng về mắt của tiểu đường?

Để ngăn ngừa các biến chứng về mắt, người bệnh cần phải thực hiện tầm soát thường xuyên để phát hiện sớm các bệnh lý về mắt có thể xảy ra. Ngoài ra, bệnh nhân có thể tuân thủ một số gợi ý sau để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh này:

– Ổn định tình trạng cơ thể: Duy trì lượng máu phù hợp, đảm bảo huyết áp và nồng độ cholesterol để không làm nặng thêm tình trạng bệnh.

– Duy trì cân nặng vừa phải: Đảm bảo BMI dao động trong khoảng 18-22kg/m2.

– Đeo kính bảo hộ: Khi thực hiện những hành động nguy hiểm thì việc sử dụng kính bảo hộ là vô cùng cần thiết.

– Chăm sóc mắt: Sử dụng dung dịch vệ sinh mắt hàng ngày, hạn chế thời gian sử dụng máy tính và tăng thời gian tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên.

Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn các thông tin về bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh. Vì đây là giai đoạn cuối có thể dẫn tới mù lòa nên người mắc bệnh tiểu đường cần phải tầm soát sớm để giảm nguy cơ xuất hiện bệnh ở giai đoạn này.

Nếu cần tìm hiểu thông tin về biến chứng mắt ở bệnh nhân tiểu đường hoặc tư vấn chuyên sâu về sản phẩm chăm sóc mắt, mời độc giả liên hệ theo số hotline miễn cước 1800 9229 để được Dược sĩ chuyên môn hỗ trợ.

Tài liệu tham khảo

1. What are the different stages of diabetic retinopathy?, Medical News Today, truy cập ngày 20/07/2024

2. Why is diabetic eye screening important?, Medical News Today, truy cập ngày 20/07/2024

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *