Các loại loạn thị phổ biến và lưu ý điều trị

Xuất bản: UTC +7

Loạn thị là tật khúc xạ hay gặp trong đời sống hiện đại. Tình trạng này gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Cùng tìm hiểu các loại loạn thị phổ biến và những lưu ý khi gặp tình trạng này qua bài viết dưới đây nhé!

Loạn thị là gì?

Loạn thị là một trong những tật khúc xạ thường gặp

Loạn thị là một trong những nhóm bệnh thuộc về tật khúc xạ. Tình trạng này xảy ra do giác mạc và thể thủy tinh không đạt được độ cong như bình thường. Điều này có thể dẫn tới tình trạng giảm thị lực ở người bệnh.

Nguyên nhân gây loạn thị

Mắt có hai cấu trúc khúc xạ ánh sáng giúp cho những tia sáng đi vào mắt hội tụ thành một điểm. Cụ thể:

– Giác mạc: Một màng tế bào mỏng trong suốt có chức năng phản xạ ánh sáng. Lưu ý, sự phản xạ tia sáng đối với giác mạc không thay đổi trừ khi thực hiện những phẫu thuật khiến cho cấu trúc bộ phận này thay đổi.

– Thể thủy tinh: Đây là một cấu trúc có thể thay đổi sự phản xạ ánh sáng nhờ vào cơ thể mi nên mỗi lần nheo mắt trong trường hợp tật khúc xạ nhẹ, người bệnh sẽ nhìn thấy vật rõ hơn.

Loạn thị là tình trạng xuất hiện hai đường cong không khớp nhau, các tia sáng bị uốn cong không giống nhau tạo nên những hình ảnh khác nhau trên võng mạc. Khi hai hình ảnh này tiếp xúc với nhau sẽ dẫn tới tình trạng mờ mắt.

Khi bề mặt giác mạc hoặc thể thủy tinh cong không đều sẽ gây ra loạn thị

Một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng loạn thị có thể kể đến là:

– Trẻ sinh non.

– Người đã thực hiện những phẫu thuật giác mạc trước đó.

– Giác mạc mỏng.

– Gia đình có người mắc tật khúc xạ.

– Rối loạn thoái hóa mắt keratoconus.

Các loại loạn thị phổ biến

Dựa vào nguyên nhân gây nên loạn thị mà các bác sĩ chia loạn thị thành những loại sau:

– Loạn thị do giác mạc: Khu vực dốc nhất và phẳng nhất của giác mạc vuông góc với nhau. Đây là loại loạn thị thường gặp nhất trong cuộc sống.

– Loạn thị do thủy tinh thể: Tình trạng thủy tinh thể không tạo thành đường cong phù hợp để khúc xạ ánh sáng cũng có thể dẫn đến loạn thị.

– Loạn thị không đều: Là tình trạng vùng dốc nhất và phẳng nhất của giác mạc không vuông góc, không đều nhau cũng không bằng nhau. Điều này xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như giác mạc hình chóp, giác mạc mỏng hơn theo thời gian, biến chứng xảy ra do phẫu thuật mắt.

Các chẩn đoán loạn thị thường gặp

Loạn thị hiếm khi xuất hiện đơn thuần mà thường đi kèm với những loại tật khúc xạ khác. Một số chẩn đoán loạn thị thường được đề cập:

– Loạn thị – cận thị: Tình trạng tầm nhìn gần rõ ràng hình ảnh thu được khi nhìn ra mờ ảo. Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do những đường cong trong mắt khiến cho hình ảnh hiện phía trước võng mạc.

– Loạn thị – viễn thị: Tình trạng tầm nhìn gần mờ nhưng tầm nhìn xa rõ ràng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do đường cong trong mắt khiến cho hình ảnh hiện lên phía sau võng mạc.

– Loạn thị hỗn hợp: Do đường cong không đều nên có thể mỗi vị trí khác nhau sẽ đưa ra những phản xạ về hình ảnh khác nhau dẫn tới tình trạng mờ cả nhìn xa và nhìn gần.

Dấu hiệu bị loạn thị

Với những thay đổi đã nêu trên về khúc xạ ánh sáng trong mắt có thể dẫn tới một số triệu chứng như:

– Tầm nhìn mờ.

– Vùng nhìn của mắt bị bóp méo.

– Mỏi mắt.

– Đau đầu.

– Nheo mắt thì mới có thể nhìn rõ vật.

– Khó chịu trong mắt.

Loạn thị khiến cho tầm nhìn suy giảm

Trẻ em có thể không phát hiện ra những triệu chứng này của mắt và không thể phàn nàn về những thay đổi liên quan đến tầm nhìn. Các dấu hiệu này nếu không được phát hiện đúng cách có thể dẫn đến tình trạng nhược thị và giảm thị lực ở trẻ.

Cách khắc phục loạn thị

Với loạn thị nhẹ, người bệnh có thể không cần điều trị gì, kể cả đeo kính. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thì người bệnh cần phải tiến hành điều trị phù hợp.

Đeo kính

Kính mắt có thể khắc phục tình trạng loạn thị kết hợp với những tật khúc xạ khác như cận thị hoặc viễn thị. Kính mắt có ưu điểm là có thể kịp thời điều chỉnh nếu xuất hiện những thay đổi về thị lực. Can thiệp không làm tổn thương giác mạc. Tuy nhiên, nhiều người không thích đeo kính do vấn đề bất tiện khi trời mưa, đeo khẩu trang hoặc thẩm mỹ.

Phẫu thuật

Phẫu thuật khúc xạ giúp cải thiện thị lực và giảm nhu cầu đeo kính mắt và kính áp tròng. Trong can thiệp này, bác sĩ sẽ sử dụng chùm tia laser để định hình lại đường cong giác mạc để hình ảnh có thể hiển thị chính xác tại trung tâm võng mạc.

Phẫu thuật có thể giúp người bệnh cải thiện được thị lực

Ngoài ra, bác sĩ có thể thực hiện thay thế thủy tinh thể hoặc cấy thấu kính nội nhãn để giúp ánh sáng tập trung chính xác ở trung tâm võng mạc. Lưu ý, không có phương pháp phẫu thuật nào là tốt nhất nên trước khi thực hiện phẫu thuật người bệnh cần được thăm khám thật kỹ cũng như tư vấn để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Một số biến chứng có thể xuất hiện sau phẫu thuật khúc xạ như:

– Không thể cải thiện được thị lực do phẫu thuật chưa đủ hoặc sửa chữa quá mức so với yêu cầu.

– Xuất hiện quầng sáng xung quanh đèn.

Khô mắt.

– Nhiễm trùng.

– Sẹo giác mạc.

– Mất thị lực.

⇒ Bạn có thể tham khảo bài viết sau: Loạn thị có mổ được không? Một số phương pháp mổ bạn cần biết

Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn các loại loạn thị phổ biến trong đời sống. Loạn thị là tình trạng thường gặp và có thể kết hợp với các tật khúc xạ khác. Vì vậy, khi mắc bệnh lý này, người bệnh cần chăm sóc mắt cẩn thận kết hợp với thăm khám định kỳ để tránh xuất hiện những biến chứng nguy hiểm như suy giảm thị lực hay mù lòa.

Nếu cần tìm hiểu thông tin về loạn thị  hoặc tư vấn chuyên sâu về sản phẩm chăm sóc mắt, mời độc giả liên hệ theo số hotline miễn cước 1800 9229 để được Dược sĩ chuyên môn hỗ trợ.

Tài liệu tham khảo

1. Common types and categories of astigmatism, All about vision, truy cập ngày 13/05/2024

2. Astigmatism: What it is and how to treat it, Medical News Today, truy cập ngày 13/05/2024

3. Astigmatism, Mayo Clinic, truy cập ngày 13/05/2024

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *