Dấu hiệu loạn thị mà bạn có thể bỏ qua

Xuất bản: UTC +7

Loạn thị là một trong những tật khúc xạ thường gặp nhưng chưa được chú ý đến. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu dấu hiệu loạn thị qua bài viết dưới đây nhé!

Loạn thị là gì?

Loạn thị là một trong những tật khúc xạ xuất hiện do những sự thay đổi bất thường của mắt. Bệnh lý này hình thành do có những bất thường của các cấu trúc như giác mạc, thủy tinh thể,… khiến cho ánh sáng đi vào mắt thay vì hội tụ tại một điểm thì lại bị khúc xạ trên toàn bộ võng mạc.

Loạn thị xuất hiện khi có nhiều hình ảnh khúc xạ ánh sáng trong võng mạc

Điều này khiến cho võng mạc thu được nhiều hình ảnh khác nhau. Khi não tiến hành phân tích có thể khiến cho hình ảnh thu được bị mờ và méo mó.

Dấu hiệu loạn thị

Giảm thị lực

Giảm thị lực là dấu hiệu hay gặp của loạn thị

Thị lực suy giảm có liên quan chủ yếu đến mức độ loạn thị. Với những người mà độ loạn thị nhỏ hơn 1 diop thì thường không ảnh hưởng gì đến tầm nhìn. Tuy nhiên, với những người có độ loạn thị lớn hơn, thị lực nhìn cả xa và gần đều bị ảnh hưởng.

Mỏi mắt

Do khi xảy ra loạn thị, ánh sáng vào mắt không thể hội tụ thành một điểm duy nhất, nên dù nhìn xa hay nhìn gần mắt cũng phải điều tiết bằng cách nheo mắt. Việc nheo mắt trong thời gian dài sẽ khiến cho mắt hoạt động quá nhiều, dẫn tới tình trạng mệt mỏi các cơ ở mắt.

Người loạn thị thường xuyên gặp phải tình trạng mỏi mắt

Người bệnh thường xuyên phải dụi mắt hay xoa mắt để giảm tình trạng mỏi mắt. Tuy nhiên, nếu tình trạng này không được can thiệp đúng cách thì hoàn toàn có thể ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.

Mờ mắt

Những người bị loạn thị nhẹ sẽ có thị lực bình thường nhưng khi tập trung nhìn vào vật thể sẽ xuất hiện tình trạng đau đầu và mỏi mắt. Những người có độ loạn thị lớn hơn sẽ khiến cho hình ảnh thu được mờ và méo mó.

Trẻ em thường không nhận ra mình bị mờ mắt và ít khi phàn nàn về những thay đổi thị lực của mình. Đây là lý do vì sao cha mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế để được thăm khám thường xuyên các bệnh lý về mắt.

Một số triệu chứng khác

Trong trường hợp phải tập trung nhìn trong thời gian dài, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như:

Song thị.

– Đau đầu.

– Chóng mặt.

– Tầm nhìn ban đêm suy giảm.

Song thị có thể gặp khi người loạn thị tập trung công việc trong thời gian dài

Lưu ý, loạn thị, đặc biệt là loạn thị 1 bên mắt nếu không được phát hiện kịp thời có thể dẫn tới tình trạng nhược thị. 

Loạn thị có tự khỏi không?

Loạn thị xuất hiện là do những sự thay đổi của cấu trúc bên trong mắt. Vì vậy, bệnh lý này không thể tự khỏi. Các phương pháp điều trị cần phải được tiến hành ngay khi phát hiện để cải thiện tầm nhìn cũng như hạn chế những biến chứng có thể xuất hiện.

Chẩn đoán loạn thị

Phoropter giúp bác sĩ đo được kính phù hợp với người bệnh

Để chẩn đoán loạn thị, bác sĩ có thể cân nhắc thực hiện một số xét nghiệm như:

– Đo thị lực: Người bệnh sẽ được quan sát bảng đánh giá với những chữ với kích thước khác nhau. Dựa vào dòng chữ mà người bệnh có thể đọc được chính xác, bác sĩ sẽ xác định thị lực chính xác.

– Đo khúc xạ: Đây là thiết bị giúp xác định các tình trạng khúc xạ của mắt bao gồm cận thị, loạn thị hay viễn thị.

 – Đo giác mạc: Phương pháp này giúp bác sĩ xác định độ cong của giác mạc. Điều này giúp xác định những vùng bất thường của giác mạc.

– Phoropter: Đây là một thiết bị hiện đại giúp bác sĩ kê được đơn thuốc phù hợp với tình trạng người bệnh. 

Cách khắc phục loạn thị

Các trường hợp loạn thị nhẹ thì không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu tình trạng này nặng hơn, bác sĩ sẽ chỉ định một trong những phương pháp sau:

Kính thuốc

Đeo kính phù hợp là phương pháp điều trị phổ biến cũng như ít xâm lấn nhất, giúp cải thiện tình trạng loạn thị hiệu quả. Đây là phương pháp thường được bác sĩ chỉ định với những người mới phát hiện loạn thị. 

Kính mắt Ortho-K

Đây là một thấu kính trong suốt giúp ánh sáng khúc xạ đúng cách ở võng mạc. Thấu kính này sẽ được đặt vào trong mắt thông qua phẫu thuật để cải thiện tầm nhìn.

Phẫu thuật

Trong một số trường hợp, sau khi thăm khám và đánh giá tình trạng sức khỏe của người bệnh, nếu đủ điều kiện, bác sĩ sẽ tư vấn thực hiện phẫu thuật để khắc phục tình trạng loạn thị.

Lưu ý, sau khi phẫu thuật, người bệnh có thể xuất hiện một số vấn đề như:

– Mỏi mắt.

Khô mắt.

– Chảy nước mắt.

– Tổn thương giác mạc.

– Không khắc phục được loạn thị.

– Song thị.

– Xuất hiện quầng sáng xung quanh đèn.

– Nhạy cảm với ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng quá chói.

– Nhiễm trùng mắt.

Vì vậy, khi thực hiện bất kỳ điều trị nào, người bệnh cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về những rủi ro có thể gặp phải để giúp điều trị các bệnh về mắt tốt nhất.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn một số dấu hiệu loạn thị. Đây là một tật khúc xạ thường gặp và cần phải được tầm soát để tránh những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để phát hiện sớm bệnh lý này nhé!

Nếu cần tìm hiểu thông tin về loạn thị hoặc tư vấn chuyên sâu về sản phẩm chăm sóc mắt, mời độc giả liên hệ theo số hotline miễn cước 1800 9229 để được Dược sĩ chuyên môn hỗ trợ.

Tài liệu tham khảo

1. What Is Astigmatism? Symptoms, Causes, Diagnosis, Treatment, American Academy Of Ophthalmology, truy cập ngày 23/07/2024

2. LASIK — Laser Eye Surgery, American Academy Of Ophthalmology, truy cập ngày 23/07/2024

3. What Is Astigmatism?, Healthline, truy cập ngày 23/07/2024

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *