Viêm kết mạc hay đau mắt đỏ là bệnh lý dễ lây lan với triệu chứng điển hình là đỏ mắt. Cùng tìm hiểu về dấu hiệu, biện pháp phòng ngừa viêm kết mạc thông qua bài viết dưới đây nhé!
Viêm kết mạc là gì?
Viêm kết mạc hay đau mắt đỏ là tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng kết mạc mắt làm cho mắt có màu đỏ kèm theo triệu chứng khó chịu.
Kết mạc là một màng rất mỏng, trong suốt bao phủ phần trắng của mắt (củng mạc) và bề mặt bên trong của vi mắt. Khi bị viêm, bên trong mí mắt sẽ trông đỏ hơn bình thường, có thể kèm theo triệu chứng sưng hoặc đau. Việc dụi mắt có thể làm cho các triệu chứng nặng hơn. Bên cạnh đó, việc dụi mắt cũng có thể làm lây lan nhiễm trùng sang mắt bên kia hoặc lây cho người khác.
Nguyên nhân gây nên tình trạng đau mắt đỏ
Virus là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng viêm kết mạc hay đau mắt đỏ, tuy nhiên, một số trường hợp có thể do vi khuẩn gây ra.
Một loại đau mắt đỏ khác gọi là viêm kết mạc dị ứng, có đặc điểm là không lây nhiễm, tình trạng này rất phổ biến và thường xảy ra khi mắt tiếp xúc với các chất gây dị ứng.
Một số nguyên nhân khác cũng có thể gây nên tình trạng viêm kết mạc bao gồm:
- Ô nhiễm không khí, khói bụi, chất kích thích.
- Hóa chất.
- Nấm, bụi bẩn, mỹ phẩm.
- Đeo kính áp tròng trong thời gian dài.
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm kết mạc có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của viêm kết mạc đó chính là đỏ mắt, chảy nước mắt. Một số triệu chứng chính khác có thể kể đến bao gồm mắt bị nóng rát, châm chích, ngứa ngáy, cảm giác cộm, có dị vật trong mắt.
Triệu chứng của viêm kết mạc còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, ví dụ:
Viêm kết mạc do virus
Viêm kết mạc do virus thường có xu hướng chảy nước mắt, mắt ra dịch tiết nhiều, có thể kèm theo triệu chứng nóng rát, đau nhức hoặc ngứa. Ngoài ra, một số bệnh nhân còn gặp tình trạng nhạy cảm với ánh sáng.
Viêm kết mạc do vi khuẩn
Viêm kết mạc do vi khuẩn thì dịch tiết thường đặc và dính hơn, có thể có màu vàng hoặc xanh lá cây khiến cho mắt dính vào nhau, đặc biệt là vào buổi sáng khiến bệnh nhân khó mở mắt. Đối với các trường hợp viêm kết mạc do vi khuẩn, bệnh nhân thường có cảm giác đau nhiều hơn là ngứa, mắt cũng sẽ sưng hơn so với các loại viêm kết mạc do nguyên nhân khác.
Viêm kết mạc dị ứng
Viêm kết mạc dị ứng thường khiến cho người bệnh chảy nhiều nước mắt kèm theo triệu chứng ngứa dữ dội. Một số trường hợp có thể kèm theo sưng hoặc phù nề quanh mắt hoặc các triệu chứng khác.
Thuốc điều trị đau mắt đỏ giúp làm giảm triệu chứng
Trong hầu hết trường hợp, đau mắt đỏ có thể tự khỏi sau 1-2 tuần mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên chủ quan mà cần thăm khám để có biện pháp xử trí kịp thời.
Đối với các trường hợp viêm kết mạc do vi khuẩn, bệnh nhân cần điều trị bằng thuốc kháng sinh và các thuốc khác với mục đích làm giảm triệu chứng.
Đối với trường hợp viêm kết mạc dị ứng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc dị ứng đường uống, nước mắt nhân tạo, thuốc kháng histamin để làm giảm triệu chứng cho người bệnh. Đối với các trường hợp mãn tính hoặc xuất hiện triệu chứng nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc nhỏ mắt chứa corticosteroid để giảm các triệu chứng.
Tóm lại, việc điều trị viêm kết mạc hay đau mắt đỏ thường tập trung vào việc làm giảm các triệu chứng cho người bệnh. Tuy nhiên, việc chẩn đoán thường gặp nhiều khó khăn do các triệu chứng thường giống nhau, do đó, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra.
Ngoài việc sử dụng thuốc, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau để cải thiện các triệu chứng của bệnh bao gồm:
- Sử dụng khăn sạch để chườm ấm hoặc chườm mát.
- Sử dụng các loại nước mắt nhân tạo để làm giảm kích ứng, giúp mắt dễ chịu.
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất để cơ thể có sức đề kháng tốt.
- Hạn chế trang điểm, sử dụng mỹ phẩm, kem dưỡng da đặc biệt là vùng da gần mắt để tránh làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh.
Phương pháp phòng bệnh đau mắt đỏ
Viêm kết mạc do vi khuẩn hoặc virus rất dễ lây lan do đó, biện pháp phòng ngừa quan trọng nhất là vệ sinh sạch sẽ để tránh lây nhiễm. Các biện pháp khác gồm:
- Rửa tay thường xuyên đặc biệt là ở những nơi công cộng, tiếp xúc đông người.
- Tránh dụi hoặc chạm tay vào mắt.
- Che mũi, miệng khi ho hoặc khi hắt hơi.
- Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân như khăn mặt, khăn tay, đồ mỹ phẩm.
- Không đeo kính áp tròng thường xuyên.
Để phòng ngừa bệnh lý đau mắt đỏ hay viêm kết mạc, độc giả cần lưu ý thường xuyên vệ sinh mắt để đảm bảo an toàn. Dung dịch vệ sinh và Dưỡng mắt EyeFresh là sản phẩm được thiết kế với thành phần an toàn, lành tính như Chondroitin sulfate sodium, Vitamin B6, Pro-Vitamin B5, Allantoin,… giúp làm sạch bụi bẩn, cặn trang điểm, dị vật có trong mắt. Ngoài ra, sản phẩm còn giúp phòng ngừa bệnh lý liên quan đến mắt như khô mắt, đau mắt đỏ, bổ sung dưỡng chất giúp mắt thư giãn, thoải mái sau những giờ làm việc căng thẳng hoặc do đeo kính áp tròng trong thời gian dài.
Trên đây là những thông tin về nguyên nhân và triệu chứng viêm kết mạc. Tuy nhiên, bạn đọc cũng cần lưu ý không tự chẩn đoán, không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra do mắt là cơ quan nhạy cảm.
Để tìm hiểu thêm về bệnh đau mắt đỏ cũng như các sản phẩm chăm sóc mắt, bạn đọc có thể liên hệ qua số hotline miễn cước 1800 9229 để được Dược sĩ chuyên môn hỗ trợ.
Tài liệu tham khảo
Conjunctivitis: Diagnosis and Management, NCBI, truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2024.