Hé lộ nguyên nhân sụp mí mắt mà bạn có thể chưa biết

Xuất bản: UTC +7

Sụp mí mắt là tình trạng mí mắt bị sụp xuống ảnh hưởng đến tầm nhìn cũng như thẩm mỹ. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể liên quan đến mắt và thần kinh. Cùng tìm hiểu nguyên nhân sụp mí mắt qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân sụp mí mắt

Cơ nâng mí mắt trên và cơ Muller là hai cơ quan trọng nhất có trách nhiệm nâng mí mắt lên trên. Cơ nâng mi trên được điều khiển bởi thần kinh vận nhãn (dây thần kinh số III). Cơ Muller là một cơ trơn được điều khiển bởi thần kinh giao cảm.

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng tự nhiên bị sụp mí mắt như bẩm sinh, bệnh lý hoặc tình trạng lão hóa ở người già.

Bẩm sinh

Loạn dưỡng cơ vùng mí mắt là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng mí mắt bị sụp. Một đứa trẻ có mí mắt sụp xuống và cản trở tầm nhìn sẽ dẫn tới thị lực bị ảnh hưởng. Chỉ khi trẻ nhìn thấy được màu sắc và ánh sáng thì mới có thể kích thích các dây thần kinh và giúp thiết lập được quá trình truyền thông tin thị lực từ não đến mắt và ngược lại.

Sụp mí mắt có thể là tình trạng bẩm sinh của trẻ

Tình trạng sụp mí mắt bẩm sinh nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới:

Nhược thị.

Loạn thị.

– Mắt lác.

Tổn thương dây thần kinh

Tổn thương thần kinh do chấn thương mắt hoặc xuất hiện các tình trạng làm ảnh hưởng đến dẫn truyền thần kinh thị giác có thể khiến mí mắt bị sụp xuống.

Hội chứng Horner là một bệnh lý hiếm gặp xảy ra do xuất hiện bất thường vào dây thần kinh thị giác như:

– Khối u.

– Chấn thương tủy sống.

– Tổn thương não bộ.

– Bất thường hạch bạch huyết.

Hội chứng horner là tình trạng hiếm gặp gây nên sụp mí mắt

Theo một số thống kê, hội chứng Horner có thể là do bẩm sinh. Tổn thương thần kinh do bệnh tiểu đường không kiểm soát lượng đường trong máu kèm tăng huyết áp.có thể là yếu tố làm xuất hiện hội chứng Horner.

Các vấn đề về cơ

Như đã trình bày ở trên, mí mắt có hai cơ chủ yếu liên quan đến chuyển động của mí mắt. Một số nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến cơ như loạn dưỡng cơ. Đây là một tình trạng hiếm gặp với nhiều người. Ngoài ảnh hưởng đến các cơ ở mắt, tình trạng loạn dưỡng cơ có thể làm yếu các cơ vùng hầu họng và chi.

Lão hóa

Cơ nâng mi bị lão hóa gây sụp mí mắt

Các cơ trở nên yếu hơn khi tuổi tác cao. Điều này cũng đúng với các cơ nâng mí mắt. Chính điều này là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sụp mí mắt với người cao tuổi. Người bệnh có thể sử dụng phẫu thuật nâng mí mắt để cải thiện tình trạng này.

Biến chứng sau phẫu thuật mắt

Sau phẫu thuật mắt có thể xuất hiện tình trạng sụp mí mắt

Mặc dù không thường xuyên xuất hiện nhưng các phẫu thuật mắt có thể xảy ra tình trạng sa mí mắt. Tuy chưa biết nguyên nhân chính xác gây nên sụp mí mắt sau các phẫu thuật đục thủy tinh thể, sửa chữa giác mạc, điều trị tật khúc xạ hay điều trị bệnh tăng nhãn áp nhưng một giả thuyết cho rằng thuốc được sử dụng để gây mê có thể là yếu tố dẫn đến tình trạng này.

Bệnh nhược cơ

Nhược cơ là bệnh tự miễn có thể ảnh hưởng đến cơ nâng mi

Bệnh nhược cơ là một bệnh tự miễn hiếm gặp ảnh hưởng đến các cơ và thần kinh. Điều này có thể dẫn tới yếu cơ. Sụp mí mắt là triệu chứng thường xuất hiện đầu tiên để cảnh báo bệnh lý này. Mặc dù không thể điều trị bệnh lý này nhưng người bệnh có thể thực hiện thay đổi lối sống bà dùng thuốc để kiểm soát tình trạng yếu cơ.

Ung thư

Ung thư xảy ra bên trong mắt sẽ không ảnh hưởng đến mí mắt nhưng khi khối u xuất hiện ở xung quanh hoặc bên ngoài mắt có thể ảnh hưởng đến các cơ nâng mí mắt. 

Liệt thần kinh VII

Liệt dây thần kinh VII có thể xuất hiện tình trạng mí mắt bị sụp

Thần kinh VII là thần kinh đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện những chuyển động trên khuôn mặt như mở, nhắm mắt, chớp mắt. Khi thần kinh này bị ảnh hưởng sẽ dẫn tới các dấu hiệu như:

– Mí mắt và khóe miệng bị sụp.

Khô mắt.

– Khô miệng.

Thất điều mi mắt

Đây là tình trạng rối loạn vận động hiếm gặp, đặc trưng bởi sự khó khăn khi thực hiện hoạt động nâng mí mắt mặc dù vận động của nhãn cầu bình thường. Bệnh có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai mắt, đôi khi đây cũng là bệnh lý cảnh báo giai đoạn sớm của bệnh Parkinson.

Đột quỵ

Khi xuất hiện sụp mí mắt đột ngột, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được điều trị

Khi lượng máu cung cấp cho não bị giảm đi vì một nguyên nhân nào đó có thể gây nên tổn thương não vĩnh viễn, nặng hơn là dẫn tới tử vong. Ngoài xuất hiện tình trạng sụp mí mắt và thay đổi thị lực đột ngột, người bệnh đột quỵ có thể xuất hiện những triệu chứng như:

– Nói khó.

– Lú lẫn.

– Mất thăng bằng.

– Đau đầu dữ dội.

Sụp mí mắt có tự khỏi không?

Theo như các nguyên nhân đã được liệt kê ở trên thì tình trạng sụp mí mắt không thể tự khỏi. Tùy vào cách xử trí mà tiên lượng hồi phục của bệnh lý này cũng khác nhau. Vì vậy, khi xuất hiện tình trạng này, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị thích hợp.

Trong trường hợp tình trạng sụp mí mắt xuất hiện đột ngột kèm nói ngọng, người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp tình trạng này.

Những lầm tưởng về sụp mí mắt

Hiện nay xuất hiện nhiều thủ thuật và mẹo điều trị tình trạng sụp mí mắt như sử dụng băng dính để nâng mí mắt, tạo nếp mí mắt mới bằng các bài tập liên quan đến kéo và giật da. Phương pháp này hoàn toàn không có tác dụng mà có thể ảnh hưởng xấu đến người bệnh.

Sụp mí mắt không phải lúc nào cũng cần điều trị. Trong trường hợp sụp mí mắt không ảnh hưởng đến tầm nhìn, không làm người bệnh mất tự tin về thẩm mỹ thì có thể không cần can thiệp điều trị.

Sụp mí mắt là tình trạng do nhiều nguyên nhân gây nên. Vì vậy, mọi người cần phải xác định được những tình trạng nguy hiểm xuất hiện đột ngột để có thể nhanh chóng đến các cơ sở y tế. Ngoài ra, để xác định chính xác nguyên nhân sụp mí mắt, bạn hãy tìm đến nơi thăm khám Nhãn khoa uy tín để được thăm khám nhé! 

Nếu cần tìm hiểu thông tin về sụp mí mắt hoặc tư vấn chuyên sâu về sản phẩm chăm sóc mắt, mời độc giả liên hệ theo số hotline miễn cước 1800 9229 để được Dược sĩ chuyên môn hỗ trợ.

Tài liệu tham khảo

1. Ptosis, NCBI, truy cập ngày 11/06/2024

2. What Are the Various Causes of Uneven Eyelids and How Can I Treat Them?, Healthline, truy cập ngày 11/06/2024

3. Ptosis: Droopy Eyelid Causes and Treatment, Healthline, truy cập ngày 11/06/2024

4. 7 Causes of Droopy Eyelids, Health, truy cập ngày 11/06/2024

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *