Loạn thị là tật khúc xạ phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Việc tìm hiểu những thông tin về bệnh lý này có thể giúp cho cha mẹ biết cách phát hiện và xử lý những bệnh lý này ở trẻ. Cùng tìm hiểu tình trạng loạn thị ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ qua bài viết dưới đây nhé!
Loạn thị là gì?
Giác mạc là một lớp trong suốt ở bên ngoài nhãn cầu, có hình vòm giúp ánh sáng phản xạ vào trong mắt thích hợp. Tuy nhiên, trong loạn thị, giác mạc sẽ có cấu trúc bất thường khiến cho ánh sáng khúc xạ vào mắt theo nhiều hướng khác nhau.
Loạn thị thường gặp ở trẻ sơ sinh và thường tự hết khi trẻ 1 tuổi. với những trẻ mắc các tật khúc xạ khác như cận thị hoặc viễn thị thì có nguy cơ cao bị loạn thị hơn những người khác.
Nguyên nhân gây loạn thị ở trẻ sơ sinh
Không có nguyên nhân cụ thể dẫn tới tình trạng giác mạc bất thường. Một số yếu tố nguy cơ tăng khả năng mắc loạn thị có thể kể đến:
– Tiền sử gia đình: Gia đình có người bị loạn thị thì trẻ có thể tăng nguy cơ bị loạn thị.
– Mắc các tật khúc xạ: Cận thị hoặc viễn thị.
– Mẹ hút thuốc lá trong khi mang thai: Có thể ảnh hưởng đến tình trạng loạn thị.
Dấu hiệu loạn thị ở trẻ em
Các triệu chứng loạn thị ở trẻ thường khó phát hiện do trẻ không thể diễn đạt được chính xác những vấn đề thị lực mà người bệnh gặp phải. Một số dấu hiệu quan trọng có thể giúp cha mẹ nhận biết bệnh lý này ở trẻ bao gồm:
– Tính nhạy sáng: Những người mắc bệnh loạn thị có thể gặp khó khăn trong việc lọc ánh sáng. Điều này gây nên tình trạng ánh sáng bị mờ, nhòe khiến trẻ khó tập trung.
– Nheo mắt: Những trẻ đủ lớn thường thích nghi với tình trạng này bằng cách thường xuyên nheo mắt để điều chỉnh độ rõ nét của sự vật.
– Dụi mắt: Đây là hành động giúp người bệnh cảm thấy có thể ngăn cản tình trạng mỏi mắt khi cơ quan này hoạt động và điều tiết quá nhiều.
– Ngồi quá gần: Khi trẻ ngồi quá gần trước màn hình máy tính hay TV cũng là một trong những dấu hiệu mà cha mẹ có thể nhận thấy để đưa trẻ đi khám.
Khi quan sát thấy những bất thường này ở trẻ, cha mẹ nên đặt những câu hỏi về các triệu chứng này:
– Tại sao con lại làm vậy?
– Hành động đó có thể giúp gì cho con?
– Khi làm những việc này thì điều gì sẽ xảy ra?
– Con bắt đầu làm những động tác này thế nào?
Loạn thị ở trẻ em có chữa được không?
Theo một số thống kê thì trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường không còn bị loạn thị khi lớn lên. Một nghiên cứu chỉ ra rằng có khoảng 23% trong khoảng từ 6 đến 12 tháng tuổi mắc chứng loạn thị. Khi trẻ lớn lên khoảng 5-6 tuổi, tỷ lệ trẻ mắc loạn thị giảm xuống còn 9%.
Tuy nhiên, cha mẹ không nên chủ quan với thông tin này. Việc theo dõi những triệu chứng của trẻ mới là điểm thật sự cần được chú ý do loạn thị nặng có thể dẫn tới nhiều vấn đề nguy hiểm với trẻ.
Điều trị loạn thị
Mục tiêu của điều trị loạn thị là giúp cải thiện tầm nhìn và mang lại sự thoải mái cho mắt. Trong những trường hợp trẻ loạn thị nhẹ thì đều được điều chỉnh bằng cách đeo kính. Ở trẻ loạn thị, việc sử dụng kính mắt thường được ưu tiên hơn kính áp tròng để làm giảm thương tổn giác mạc.
Trong một số trường hợp nhất định, bác sĩ có thể đề xuất thủ thuật Corneal Cross Linking để ngăn chặn sự tiến triển của giác mạc theo hình chóp. Điều này sẽ làm tăng sự liên kết của sợi collagen trong giác mạc giúp cho giác mạc không mỏng đi theo thời gian.
⇒ Bạn có thể tham khảo bài viết: Loạn thị có mổ được không? Một số phương pháp mổ bạn cần biết
Trẻ bị loạn thị có nên đeo kính thường xuyên?
Nếu trẻ đi khám và được chẩn đoán ở mức độ nhẹ, trẻ có thể không cần phải đeo kính. Tuy nhiên, với những trường hợp trẻ loạn thị nặng thì nên đeo kính thường xuyên để tránh các cơ hoạt động quá mức.
Tầm soát loạn thị ở trẻ em thế nào?
Bắt đầu từ 6 tháng tuổi, trẻ nên được khám mắt định kỳ để phát hiện những bất thường của mắt. Trong mỗi buổi khám, bác sĩ sẽ tiến hành khám mắt và đo hình dạng của giác mạc. Khi trẻ đủ lớn để nhận biết hình ảnh, bác sĩ sẽ kiểm tra tầm nhìn của trẻ khi nhìn các vật ở gần và xa.
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên theo dõi những biểu hiện bất thường về tầm nhìn của trẻ để phát hiện sớm những bất thường về tật khúc xạ của mắt.
Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn kiến thức về tình trạng loạn thị ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mặc dù, loạn thị có thể cải thiện theo thời gian nhưng cha mẹ nên theo dõi các triệu chứng của trẻ để phát hiện sớm bệnh lý này nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm về sau.
Nếu cần tìm hiểu thông tin về loạn thị hoặc tư vấn chuyên sâu về sản phẩm chăm sóc mắt, mời độc giả liên hệ theo số hotline miễn cước 1800 9229 để được Dược sĩ chuyên môn hỗ trợ.
Tài liệu tham khảo
1. What is astigmatism?, Boston Children’s hospital, truy cập ngày 13/05/2024
2. Astigmatism in infants and kids, All About Vision, truy cập ngày 13/05/2024
3. Astigmatism, Cleveland Clinic, truy cập ngày 13/05/2024