Glocom thứ phát là gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Xuất bản: UTC +7

Glocom là bệnh lý dẫn tới tình trạng mù lòa nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Vậy Glocom thứ phát là gì? Cùng tìm hiểu nguyên nhân, cách phòng ngừa bệnh lý Glocom thứ phát qua bài viết dưới đây nhé!

Glocom thứ phát là gì?

Glocom là bệnh về mắt được hình thành khi áp lực của mắt tăng cao gây tổn thương dây thần kinh thị giác. Khác với Glocom nguyên phát là tình trạng chưa tìm được nguyên nhân gây bệnh. Glocom thứ phát được hình thành sau khi mắc một bệnh lý nào đó hoặc chịu tổn thương từ các yếu tố bên ngoài. 

Tùy thuộc vào nguyên nhân mà bệnh glocom thứ phát có thể tiến triển đột ngột hoặc từ từ. Bệnh lý này thường ít phổ biến hơn glocom nguyên phát.

Nguyên nhân gây tăng nhãn áp thứ phát

Hội chứng giả bong võng mạc

Hội chứng giả bong võng mạc thường gây ra tăng nhãn áp góc mở thứ phát. Ở hội chứng này, cơ thể người bệnh sẽ tiến hành loại bỏ các phân tử protein dẫn đến tạo thành những cấu trúc tương tự vảy tích tụ ở các cơ quan trong đó có mắt. Bệnh diễn biến trong thời gian dài sẽ khiến cho các cấu trúc dẫn lưu của mắt bị tắc nghẽn khiến cho áp lực ở mắt tăng lên.

Lưu ý, sự tích tụ này cũng ảnh hưởng tới mống mắt và thủy tinh thể làm hạn chế khả năng hoạt động của các cấu trúc này. Trong trường hợp cơ thể mi trở nên lỏng lẻo, thủy tinh thể có thể di chuyển và “chen chúc” với mống mắt ở góc thoát nước gây nên tình trạng tăng nhãn áp góc đóng.

Tân mạch

Các mạch máu mới dễ vỡ sẽ làm tăng áp lực của mắt

Tình trạng đường trong máu cao sẽ khiến cho các mạch máu nhỏ bị tổn thương. Điều này kích thích các mạch máu mới phát triển. Các mạch máu này thường yếu và dễ vỡ hơn bình thường. Khi các mạch máu này bị vỡ có thể làm tắc đường dẫn lưu khiến cho áp lực của mắt tăng lên.

⇒ Mời bạn tham khảo bài viết: Bệnh võng mạc tiểu đường là gì? Những thông tin mà bạn cần biết

Hội chứng mống mắt – nội mô giác mạc

Bệnh lý này thường gây ra tăng nhãn áp góc đóng thứ phát và thường chỉ ảnh hưởng đến một bên mắt. Hội chứng mống mắt – nội mô giác mạc là một rối loạn biểu mô giác mạc hiếm gặp. Tình trạng này có thể dẫn tới tình trạng sưng giác mạc nghiêm trọng gây biến dạng mống mắt.

Ở những người mắc hội chứng này, các tế bào sẽ nhân lên và lan sang các khu vực khác bao gồm mống mắt và góc dẫn lưu dịch. Khi các tế bào bất thường hình thành ở các vị trí thoát nước sẽ khiến cho chất lỏng bị bít hoàn toàn và gây nên tăng nhãn áp.

Chấn thương

Tổn thương do chấn thương hoặc biến chứng sau phẫu thuật có thể làm tăng nhãn áp. Glocom góc đóng hay góc mở còn phụ thuộc nhiều vào mô và cấu trúc bị ảnh hưởng. Ví dụ, chấn thương có thể làm dịch chuyển thủy tinh thể và mống mắt khiến cho chuyển động của dịch kính bị ảnh hưởng. Điều này có thể dẫn tới tình trạng tăng nhãn áp góc đóng.

Tổn thương mắt cũng sẽ dẫn tới glocom thứ phát

Chấn thương mắt có thể gây nên phản ứng tự miễn dịch (tế bào miễn dịch thay vì tấn công các tế bào lạ lại tiết ra các chất tiêu diệt tế bào cơ thể). Những tế bào viêm được sinh ra có thể làm tắc nghẽn các cấu trúc dẫn lưu dịch ở mắt.

Viêm màng bồ đào

Màng bồ đào là hệ thống cấu trúc bao gồm mống mắt, thể mi và màng mạc. Khi bất kỳ thành phần nào trong số này bị viêm cũng có thể gây nên tình trạng viêm màng bồ đào.

Tình trạng viêm có thể làm gián đoạn dòng chảy của thủy dịch và dẫn tới tăng nhãn áp. Sự tích lũy dịch sẽ làm tắc nghẽn sự dẫn lưu dịch của các cấu trúc mắt.

Viêm màng bồ đào làm gián đoạn dòng chảy của thủy dịch và có thể dẫn tới tăng nhãn áp

Lưu ý, phương pháp điều trị phổ biến nhất của viêm màng bồ đào là thuốc nhỏ mắt corticoid nhưng loại thuốc này lại làm trầm trọng bệnh tăng nhãn áp. Đây là một trong những vấn đề luôn được cân nhắc nhiều trong điều trị bệnh lý này.

Do sử dụng corticoid

Ở một số người, corticoid có thể gây ra những thay đổi trong cấu trúc dẫn lưu bên trong mắt. Theo thống kê có khoảng 30%-40% số người đáp ứng mức độ cao với corticoid. 

Mặc dù ai sử dụng cũng có thể làm xuất hiện tình trạng tăng nhãn áp nhưng những người đáp ứng cao với chất này cũng có thể gây hỏng dây thần kinh thị giác cao hơn.

Corticoid làm tăng nguy cơ xuất hiện tăng nhãn áp

Một số yếu tố có thể tăng nguy cơ xuất hiện bệnh glocom do corticoid như:

– Tiền sử gia đình mắc tăng nhãn áp.

– Bệnh tiểu đường.

Cận thị nặng.

– Đã thực hiện ghép giác mạc.

Bệnh glocom thứ phát có thể chữa khỏi không?

Bệnh tăng nhãn áp nói chung không thể điều trị khỏi hoặc làm hồi phục được dây thần kinh thị giác đã bị tổn thương. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người bệnh mắc glocom thứ phát có thể được điều trị khỏi hoàn toàn khi điều trị nguyên nhân gây bệnh.

Có thể phòng ngừa bệnh glocom thứ phát không?

Để ngăn ngừa bệnh glocom thứ phát, bạn cần phải được điều trị hiệu quả những nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng tăng nhãn áp như:

– Kiểm soát tốt lượng đường trong máu cũng như đảm bảo huyết áp duy trì trong trạng thái bình thường.

– Sử dụng kính bảo hộ có thể giúp bảo vệ những chấn thương mắt.

– Khi xuất hiện các dấu hiệu liên quan đến nhiễm trùng mắt như đau mắt đỏ, đau nhức hốc mắt dữ dội, chảy nhiều rỉ mắt,… người bệnh nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị.

– Không sử dụng các loại thuốc có thành phần corticoid nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Mong rằng bài viết đã cung cấp cho độc giả những kiến thức cho câu hỏi “Glocom thứ phát là gì?”. Đây là bệnh lý xảy ra nếu không được điều trị tốt các tình trạng của cơ thể. Vì vậy, khi mắc những bệnh về mắt, bạn nên đến các cơ sở y tế để có phương án xử trí thích hợp nhé!

Nếu cần tìm hiểu thông tin về đục thủy tinh thể hoặc tư vấn chuyên sâu về sản phẩm chăm sóc mắt, mời độc giả liên hệ theo số hotline miễn cước 1800 9229 để được Dược sĩ chuyên môn hỗ trợ.

Tài liệu tham khảo

Secondary glaucoma: Causes, symptoms, types and treatment, All About Vision, truy cập ngày 29/07/2024

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *