Xước giác mạc có hồi phục được không? Làm thế nào để sơ cứu

Xuất bản: UTC +7

Xước giác mạc là chấn thương mắt thường gặp trong đời sống. Vậy “xước giác mạc có hồi phục được không?”. Cùng tìm hiểu xước giác mạc bao lâu khỏi cũng như những biện pháp sơ cứu tình trạng này qua bài viết dưới đây nhé!

Xước giác mạc là gì?

Giác mạc là màng mỏng có tác dụng tập trung ánh sáng đi vào trong mắt thay vì đi vào mắt theo nhiều hướng khác nhau. Đây là một trong những cơ chế quan trọng giúp chúng ta có thể nhìn rõ mọi vật. Giác mạc có chứa nhiều tế bào thần kinh giúp truyền thụ cảm giác đau khi có những kích thích đến vùng mắt.

Xước giác mạc là tình trạng giác mạc bị tổn thương vùng bề mặt

Xước giác mạc là tình trạng xuất hiện những vết xước ở bề mặt giác mạc. Bệnh lý này là một trong những chấn thương mắt phổ biến trong cuộc sống, chiếm tỷ lệ lớn các chấn thương mắt phải vào phòng cấp cứu.

Dấu hiệu xước giác mạc

Xước giác mạc làm mất đi tính liên tục của bề mặt giác mạc gây nên một số dấu hiệu như:

– Luôn cảm giác cộm trong mắt.

– Đau trong mắt dữ dội.

– Mắt đỏ.

Mắt đỏ là tình trạng có thể gặp của tình trạng xước giác mạc

– Nhạy cảm với ánh sáng, đặc biệt là sợ ánh sáng cường độ cao.

– Chảy nước mắt.

– Nhìn mờ.

– Đau đầu.

– Sưng mí mắt.

Ai có nguy cơ bị xước giác mạc

Mặc dù, xước giác mạc có thể gặp ở bất kỳ ai, trong bất kỳ hoàn cảnh nào nhưng một số đối tượng sau thường có nguy cơ bị xước giác mạc cao hơn:

– Khô mắt.

– Mi mắt không khép lại hoàn toàn khi ngủ.

– Đã từng tổn thương giác mạc trong quá khứ.

– Tham gia các hoạt động có nguy cơ tổn thương mắt nhưng không có phương tiện bảo hộ.

Mạt gỗ có thể dẫn tới xước giác mạc

– Loạn dưỡng giác mạc.

– Đeo kính áp tròng không được vệ sinh thường xuyên.

– Không tuân thủ đúng các hướng dẫn khi đeo kính áp tròng như vệ sinh tay trước khi đeo hay đeo kính áp tròng quá thô bạo.

– Dụi mắt thường xuyên.

Làm sao để chẩn đoán xước giác mạc

Nhuộm fluorescein có thể nhìn thấy rõ vết xước giác mạc

Để chẩn đoán tình trạng xước giác mạc bác sĩ sẽ sử dụng đèn bút để khám mắt trong trường hợp bệnh nhân đau nặng và khó quan sát bằng đèn khe. Nếu không thể quan sát được, bác sĩ sẽ thực hiện những thuốc gây tê để quan sát rõ hơn giác mạc. Trong trường hợp khó xác định được những vết xước, bác sĩ sẽ thực hiện nhuộm fluorescein giác mạc để hiện rõ những vết xước hay tổn thương tại vùng này.

Xước giác mạc có hồi phục được không?

Các tế bào ở giác mạc sản sinh rất nhanh nên nếu vết xước nhẹ thì mọi người sẽ cảm thấy dễ chịu hơn sau 24-48 giờ. Bình thường, các vết xước này sẽ lành hoàn toàn trong vòng 5 ngày. Trong trường hợp tổn thương trên diện rộng, có rối loạn thị giác hay những vết xước do kính áp tròng sẽ được các bác sĩ hướng dẫn theo dõi chặt chẽ tại nhà. Với những vết xước sâu hơn thì có thể lành nhưng sẽ để lại sẹo ở vùng giác mạc.

Xước giác mạc có thể tái phát nếu người bệnh có những yếu tố sau:

– Đã từng trầy xước giác mạc trước đó.

– Loạn dưỡng giác mạc.

– Đã thực hiện những phẫu thuật mắt trước đó.

– Gặp phải tình trạng khô mắt.

⇒ Bạn có thể tham khảo bài viết: Xước giác mạc có nguy hiểm không? Những lưu ý mà bạn cần biết

Xước giác mạc thì phải làm sao?

Sơ cứu

Xước giác mạc nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới tình trạng nhiễm trùng mắt. Vì vậy, khi xuất hiện những dấu hiệu của xước giác mạc, người bệnh nên thực hiện những sơ cứu cần thiết trước khi đến các cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp. Cụ thể là:

– Rửa mắt bằng nước rửa mắt chuyên dụng có sẵn cốc rửa đi kèm sẽ giúp làm sạch và loại bỏ dị vật dễ dàng. Nếu trong nhà không có sẵn nước rửa mắt, bạn hãy sơ cứu bằng nước muối sinh lý và sử dụng cốc nước nhỏ, sạch sẽ, đặt vành cốc ở hốc mắt để có thể làm sạch dị vật.

– Chớp mắt nhiều lần: Giúp loại bỏ những hạt bụi nhỏ.

– Kéo mí mắt trên đè lên mí mắt dưới: Việc làm này có thể khiến cho nước mắt chảy ra giúp rửa sạch hạt bụi.

Khi có dị vật, người bệnh có thể sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mắt

Lưu ý, người bệnh không nên thực hiện những việc sau để tránh vết thương trở nên nặng hơn:

– Không cố gắng loại bỏ dị vật dính trong mắt bằng tay.

– Không dụi mắt sau khi bị thương.

– Không chạm vào mắt bằng tăm bông, nhíp hay các dụng cụ khác gây tổn thương mắt.

Điều trị

Hầu hết các vết xước giác mạc nhỏ đều có thể lành dù thực hiện bất kỳ điều trị gì trong vòng vài ngày. Thị lực sẽ dần khôi phục, tuy nhiên người bệnh có thể vẫn không cảm thấy những thay đổi này do thuốc mỡ kháng sinh có thể xuất hiện tác dụng phụ làm giảm thị lực tạm thời.

Với những đối tượng được đánh giá có nguy cơ gây nhiễm trùng mắt, bác sĩ sẽ tiến hành sử dụng thuốc kháng sinh tại chỗ để ngăn cản tình trạng này. Trong trường hợp bệnh nhân đau nhức dữ dội, bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng thuốc giảm đau đường uống để giảm cảm giác này. Sau khi can thiệp, người bệnh nên bảo vệ mắt để tránh làm nặng thêm tổn thương.

Trong trường hợp xuất hiện những dấu hiệu dưới đây sau khi điều trị ban đầu, người bệnh nên đến các cơ sở y tế tái khám để được xử trí phù hợp:

– Xuất hiện dịch ở mắt.

– Suy giảm tầm nhìn sau điều trị.

– Không muốn mở mắt sau 24 giờ.

Các biện pháp làm giảm nguy cơ xước giác mạc

Để giảm nguy cơ xước giác mạc, mọi người cần phải sử dụng kính mắt nếu sinh hoạt và lao động trong môi trường nguy hiểm. Ngoài ra, để tránh nguy cơ mài mòn giác mạc, người sử dụng kính áp tròng nên tuân thủ một số điểm sau:

– Vệ sinh thật kỹ kính áp tròng ngay sau khi sử dụng theo như hướng dẫn kèm theo sản phẩm.

– Không đeo kính áp tròng qua đêm.

– Không sử dụng kính áp tròng quá thời gian cho phép.

– Không đeo kính áp tròng khi mắt bị khô.

– Không đeo kính quá mạnh bạo.

Rửa tay trước khi tháo và đeo kính áp tròng để tránh gây nên xước giác mạc

Hy vọng bài viết đã cho bạn câu trả lời cho câu hỏi “Xước giác mạc có hồi phục được không?”.  Đây là tình trạng thường gặp nên mọi người nên thực hiện những biện pháp bảo vệ để tránh tổn thương mắt nhất có thể nhé.

Nếu cần tìm hiểu thông tin về xước giác mạc hoặc tư vấn chuyên sâu về sản phẩm chăm sóc mắt, mời độc giả liên hệ theo số hotline miễn cước 1800 9229 để được Dược sĩ chuyên môn hỗ trợ.

Tài liệu tham khảo

1. Corneal Abrasion,  Cleveland Clinic, truy cập ngày 11/05/2024

2. Corneal Abrasion, NIH, truy cập ngày 11/05/2024

3. Corneal abrasion (scratch): First aid, Mayo Clinic, truy cập ngày 11/05/2024

4. Corneal Abrasion and Erosion, American Academy of Ophthalmology, truy cập ngày 11/05/2024

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *