Lão thị có mổ được không và những điều bạn cần biết

Xuất bản: UTC +7

Lão thị là tình trạng thường gặp ở độ tuổi trung niên ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vậy lão thị có mổ được không? Cùng tìm hiểu câu trả lời về phẫu thuật lão thị và những lưu ý liên quan qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân dẫn tới lão thị

Lão thị là tình trạng mắt mất dần khả năng tập trung vào những vật thể ở gần

Lão thị là tình trạng mắt mất dần khả năng tập trung vào những vật thể ở gần. Đây là một trong những quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể và thường bắt đầu từ những năm 40 tuổi. Người bệnh dễ nhận biết tình trạng này khi gặp khó khăn khi đọc những tài liệu ở gần và bắt buộc phải cầm báo ở khoảng một sải tay có thể đọc được những thông tin trong đó.

Cách đo độ lão thị

Lão thị được chẩn đoán bằng cách đánh giá tật khúc xạ kết hợp với kiểm tra sức khỏe của mắt. Bằng các biện pháp đo thị lực, bác sĩ hoàn toàn có thể xác định được tật khúc xạ của người bệnh là cận thị, viễn thị, loạn thị hay lão thị. Ngoài ra, người bệnh sẽ được nhỏ thuốc giãn đồng tử để bác sĩ dễ dàng quan sát được các cấu trúc bên trong của mắt.

Cách khắc phục lão thị

Nhiều người thắc mắc rằng “lão thị có chữa được không”. Đáng buồn thay câu trả lời là không. Tuy không thể điều trị khỏi nhưng thị lực hoàn toàn có thể cải thiện nhờ những phương pháp khác nhau như:

– Kính mắt: Đây là cách đơn giản, an toàn để khắc phục các vấn đề thị lực do lão thị gây ra. Trong trường hợp đã mắc các tật khúc xạ khác trước đó, người bệnh sẽ được đeo kính hai tròng, ba tròng hoặc kính đa tiêu điểm.

Đeo kính là biện pháp đơn giản nhất để cải thiện lão thị

– Kính áp tròng: Được áp dụng với những người không thích đeo kính. Trong trường hợp đã mắc các tật khúc xạ trước đó, người bệnh phải làm quen với việc sử dụng kính áp tròng monovision – mỗi mắt sẽ điều chỉnh một tật khúc xạ khác nhau.

– Phẫu thuật khúc xạ: Giúp thay đổi hình dạng để cải thiện tầm nhìn.

⇒ Bạn có thể tham khảo bài viết sau: Có mẹo nào chữa lão thị được không?

Lão thị có mổ được không?

Phẫu thuật LASIK được coi là một trong những phẫu thuật điều chỉnh thị lực thường được các bác sĩ tư vấn cho người bệnh. Nhiều người cận thị, viễn thị hoặc thậm chí loạn thị đều được cải thiện thị lực nhờ vào phẫu thuật này. Tuy nhiên, lão thị lại tiến triển theo thời gian không phải là phương pháp được các bác sĩ ưu tiên sử dụng do phẫu thuật LASIK được sử dụng để can thiệp vào giác mạc nhưng những vấn đề gây ra lão thị lại đến từ thủy tinh thể.

Mổ lão thị cần phải được cân nhắc một cách hợp lý

Vì vậy, để thực hiện bất kỳ can thiệp nào cho mắt người bệnh cũng nên tìm hiểu thật kỹ những lợi ích và nguy cơ có thể xảy ra. Cụ thể là:

Monovision LASIK

Phẫu thuật này được thực hiện bằng cách tạo hình giác mạc có chức năng tương tự như một chiếc kính ở mắt. Tuy nhiên, thay vì điều chỉnh thị lực ở các mắt để thu được tầm nhìn giống nhau thì mỗi mắt được điều chỉnh để thực hiện những chức năng riêng. Cụ thể là:

– Một mắt được tạo hình để nhìn gần.

– Một mắt được tạo hình để hỗ trợ nhìn xa.

Sau khi thực hiện phẫu thuật này, người bệnh sẽ mất khoảng vài tuần để não bộ thích nghi với cách nhìn mới này.

PresbyLASIK

Đây là phương pháp sử dụng laser để điều chỉnh giác mạc đa tiêu điểm. Việc này giúp cải thiện thị lực ở tầm nhìn xa, tầm nhìn trung và tầm nhìn gần ở cả hai mắt.

Mặc dù, Monovision LASIK hay PresbyLASIK có hoạt động tương tự như một kính mắt nhưng phương pháp này lại chẳng thể cải thiện được sự tiến triển của thị lực. Theo thống kê, hầu hết mọi người có thể kỳ vọng rằng thị lực sắc nét sẽ được duy trì khoảng 12 năm sau phẫu thuật.

Phẫu thuật thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể là tình trạng thủy tinh thể bị đục khiến cho ánh sáng không được khúc xạ đúng cách. Tình trạng này sẽ xuất hiện khi mọi người già đi. Nếu thủy tinh thể bị ảnh hưởng, bác sĩ sẽ tiến hành thay thế thủy tinh thể tự nhiên bằng một thấu kính nội nhãn để giúp điều chỉnh thị lực của người bệnh.

Đặt thấu kính nội nhãn là một trong những cách để điều trị lão thị

Tùy thuộc vào loại thấu kính được lựa chọn mà sự thích nghi của người bệnh là khác nhau. Cụ thể là:

– Thấu kính nội nhãn ở mỗi mắt sẽ cải thiện mỗi tật khúc xạ khác nhau đó là cải thiện tầm nhìn gần hoặc xa.

– Thấu kính nội nhãn đa tiêu cự giúp cải thiện tầm nhìn ở xa, trung bình và gần.

Biến chứng sau mổ lão thị

Mổ lão thị là một trong những can thiệp vào giác mạc nên sẽ tồn tại nhiều biến chứng đối với người thực hiện. Sau khi thực hiện LASIK, người bệnh có thể gặp phải những vấn đề như:

– Đau mắt, khó chịu.

– Tầm nhìn mờ, cảm giác như có một lớp sương bao quanh tầm nhìn.

– Ngứa mắt.

– Nhạy cảm với ánh sáng.

– Xuất hiện quầng sáng vòng quanh đèn.

– Tầm nhìn đôi.

– Giảm khả năng nhìn trong điều kiện ánh sáng yếu.

– Nhiễm trùng mắt.

Khô mắt.

– Không cải thiện được thị lực.

Sau khi thực hiện đặt thấu kính nội nhãn, người bệnh cũng có thể xuất hiện một số vấn đề như:

– Nhiễm trùng mắt.

– Xuất hiện vật thể lơ lửng trong tầm nhìn.

– Bong võng mạc gây giảm thị lực đột ngột.

– Xuất hiện quầng sáng xung quanh đèn.

– Mờ một phần tầm nhìn như tầm nhìn sang hai bên.

– Có thể phải phẫu thuật lại để điều chỉnh tình trạng khúc xạ ánh sáng sao cho hình ảnh hiện lên trên võng mạc.

Khô mắt là triệu chứng có thể gặp sau mổ mắt

Mong rằng bài viết đã trả lời cho độc giả câu hỏi “Lão thị có mổ được không?”. Mặc dù, lão thị là tình trạng không thể điều chỉnh được nhưng người bệnh hoàn toàn có thể cải thiện thị lực và nâng cao chất lượng cuộc sống nếu phát hiện sớm và can thiệp kịp thời.

Nếu cần tìm hiểu thông tin về lão thị hoặc tư vấn chuyên sâu về sản phẩm chăm sóc mắt, mời độc giả liên hệ theo số hotline miễn cước 1800 9229 để được Dược sĩ chuyên môn hỗ trợ.

Tài liệu tham khảo

1. LASIK to Correct Presbyopia: What to Expect, Recovery Times, and More, Healthline, truy cập ngày 23/05/2024

2. What to Know About Monovision Correction and How to Adjust, Healthline, truy cập ngày 23/05/2024

3. IOL Implants: Lens Replacement After Cataracts, American Academy Of Ophthalmology, truy cập ngày 23/05/2024

4. Presbyopia-Correcting IOLs, American Academy Of Ophthalmology, truy cập ngày 23/05/2024

5. Presbyopia, Mayo Clinic, truy cập ngày 23/05/2024

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *